Thương mại hóa kết quả nghiên cứu, sáng chế là con đường mà nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng đến, đặc biệt như Mỹ, Trung Quốc, Australia,… Tại Việt Nam hiện nay, số lượng sáng chế có xu hướng tăng lên, tuy nhiên nhiều tổ chức, doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc về thương mại hóa. Bài viết này, chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn nhiều cần biết về thương mại hóa.
1. Khái niệm
Thương mại hóa là một tiến trình quản lý việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ cho đối tác thương mại hướng tới tạo tác động tích cực và phát triển bền vững.
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là một tiến trình từ ý tưởng nghiên cứu hay sản phẩm nghiên cứu được giới thiệu ra thị trường. Tiến trình này gồm nhiều bước để giúp chuyển hóa ý tưởng thành sản phẩm có thể thương mại hóa được và tạo ra thu nhập từ bản quyền hoặc doanh thu bán hàng (hay gọi là khai thác tài sản trí tuệ cho mục đích thương mại).
2. Mục đích, vai trò của thương mại hóa đối với Việt Nam
- Đối với tổ chức doanh nghiệp:
Thương mại hóa có vai trò rất quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cụ thể: Thương mại hóa mang đến những sản phẩm, dịch vụ, các quy trình, phương thức bán hàng,… tốt hơn để phục vụ khách hàng. Từ đó, lợi nhuận và doanh thu tăng lên, nâng cao vị thế, thương hiệu của tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời giúp họ đạt được mục tiêu mà tổ chức, doanh nghiệp đề ra.
- Đối với tổ chức nghiên cứu:
Các tổ chức nghiên cứu theo đuổi một dự án thương mại hóa nghiên cứu toàn diện và bền vững hơn có thể đem lại những lợi ích bổ dung vô cùng to lớn, bao gồm, việc thu hút tài trợ cho các cơ hội nghiên cứu mới, thu nhập từ chuyển giao và bản quyền, và các đơn vị thương mại hóa (ví dụ các doanh nghiệp khởi nghiệp). Điều này có thể mang tới cơ hội cho các quan hệ đối tác và hợp tác lâu dài với khu vực tư nhân và chính phủ, tạo ra việc đồng sáng tạo các giải pháp. Đưa nghiên cứu ứng dụng ra thị trường còn có thêm lợi ích là nâng cao danh tiếng của các tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế, thu hút các nhà khoa học và các sinh viên giỏi, và tiếp tục tăng cường cơ hội thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo tác động tích cực bền vững.
3. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thương mại
Có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thương mại hóa, cụ thể
Thứ nhất, chính sách pháp lý của Nhà nước
Mọi ngành nghề trong xã hội đều cần tuân theo cơ chế pháp luật, nếu môi trường pháp lý nghiêm minh, đầy đủ quy phạm pháp luật, thực thi pháp luật tốt thì mọi lĩnh vực, trong đó có thương mại hóa được thực hiện một cách dễ dàng. Hiện nay, Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, năm 2009, năm 2019 và năm 2022, Luật chuyển giao công nghệ 2006, 2017,… để tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động thương mại hóa trong nước. Tuy nhiên, việc thực hiện trong thực tế cũng gặp khá nhiều khó khăn, bởi có rất nhiều tổ chức, cá nhân vẫn đang loay hoay trong việc thực hiện.
Thứ hai, thị trường tiêu thụ
Cũng như nhiều mặt hàng khác, thương mại hóa các tổ chức, cá nhân cũng cần phân tích thị trường thật chính xác, cẩn thận trước khi đưa một kết quả ra thị trường. Bởi một kết quả nghiên cứu sẽ được thương mại hóa mang lại hiệu quả cao khi đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu thị trường. Để thực hiện điều đó, tổ chức, cá nhân cần định giá chính xác đối với tài sản trí tuệ của mình, đồng thời phân tích thị trường tiêu thụ hiện tại để đưa ra các quyết định chính xác nhất.
Thứ ba, tài chính
Tài chính hay nguồn vốn chính là một yếu tố vô cùng quan trọng trong thương mại hóa. Một trong số các vấn đề lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới phải đối mặt là khả năng tiếp cận các nguồn vốn để tài trợ việc kinh doanh của họ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập thường tài sản vật chất của họ rất hạn chế.
Hiện nay, ngày càng nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính chấp nhận quyền SHTT như một hình thức đảm bảo cho các khoản vay của khách hàng của mình. Cùng với đó, ngày càng nhiều các nhà đầu tư chú ý đến danh mục SHTT của một công ty trước khi đầu tư. Một doanh nghiệp thương mại hóa kết quả nghiên cứu thành công thì không thể thiếu việc cân đối tài chính. Do vậy, trước khi triển khai thương mại hóa, họ cần phải tính toán đến vẫn đề tài chính nguồn vốn.
4. Thương mại hóa hướng tới phát triển bền vững kinh tế xã hội
Thương mại hóa là một tiến trình quản lý việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ cho đối tác thương mại hướng tới tạo tác động tích cực và phát triển bền vững.
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là một tiến trình từ ý tưởng nghiên cứu hay sản phẩm nghiên cứu được giới thiệu ra thị trường. Tiến trình này gồm nhiều bước để giúp chuyển hóa ý tưởng thành sản phẩm có thể thương mại hóa được và tạo ra thu nhập từ bản quyền hoặc doanh thu bán hàng (hay gọi là khai thác tài sản trí tuệ cho mục đích thương mại).
2. Mục đích, vai trò của thương mại hóa đối với Việt Nam
- Đối với tổ chức doanh nghiệp:
Thương mại hóa có vai trò rất quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cụ thể: Thương mại hóa mang đến những sản phẩm, dịch vụ, các quy trình, phương thức bán hàng,… tốt hơn để phục vụ khách hàng. Từ đó, lợi nhuận và doanh thu tăng lên, nâng cao vị thế, thương hiệu của tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời giúp họ đạt được mục tiêu mà tổ chức, doanh nghiệp đề ra.
- Đối với tổ chức nghiên cứu:
Các tổ chức nghiên cứu theo đuổi một dự án thương mại hóa nghiên cứu toàn diện và bền vững hơn có thể đem lại những lợi ích bổ dung vô cùng to lớn, bao gồm, việc thu hút tài trợ cho các cơ hội nghiên cứu mới, thu nhập từ chuyển giao và bản quyền, và các đơn vị thương mại hóa (ví dụ các doanh nghiệp khởi nghiệp). Điều này có thể mang tới cơ hội cho các quan hệ đối tác và hợp tác lâu dài với khu vực tư nhân và chính phủ, tạo ra việc đồng sáng tạo các giải pháp. Đưa nghiên cứu ứng dụng ra thị trường còn có thêm lợi ích là nâng cao danh tiếng của các tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế, thu hút các nhà khoa học và các sinh viên giỏi, và tiếp tục tăng cường cơ hội thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo tác động tích cực bền vững.
3. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thương mại
Có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thương mại hóa, cụ thể
Thứ nhất, chính sách pháp lý của Nhà nước
Mọi ngành nghề trong xã hội đều cần tuân theo cơ chế pháp luật, nếu môi trường pháp lý nghiêm minh, đầy đủ quy phạm pháp luật, thực thi pháp luật tốt thì mọi lĩnh vực, trong đó có thương mại hóa được thực hiện một cách dễ dàng. Hiện nay, Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, năm 2009, năm 2019 và năm 2022, Luật chuyển giao công nghệ 2006, 2017,… để tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động thương mại hóa trong nước. Tuy nhiên, việc thực hiện trong thực tế cũng gặp khá nhiều khó khăn, bởi có rất nhiều tổ chức, cá nhân vẫn đang loay hoay trong việc thực hiện.
Thứ hai, thị trường tiêu thụ
Cũng như nhiều mặt hàng khác, thương mại hóa các tổ chức, cá nhân cũng cần phân tích thị trường thật chính xác, cẩn thận trước khi đưa một kết quả ra thị trường. Bởi một kết quả nghiên cứu sẽ được thương mại hóa mang lại hiệu quả cao khi đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu thị trường. Để thực hiện điều đó, tổ chức, cá nhân cần định giá chính xác đối với tài sản trí tuệ của mình, đồng thời phân tích thị trường tiêu thụ hiện tại để đưa ra các quyết định chính xác nhất.
Thứ ba, tài chính
Tài chính hay nguồn vốn chính là một yếu tố vô cùng quan trọng trong thương mại hóa. Một trong số các vấn đề lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới phải đối mặt là khả năng tiếp cận các nguồn vốn để tài trợ việc kinh doanh của họ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập thường tài sản vật chất của họ rất hạn chế.
Hiện nay, ngày càng nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính chấp nhận quyền SHTT như một hình thức đảm bảo cho các khoản vay của khách hàng của mình. Cùng với đó, ngày càng nhiều các nhà đầu tư chú ý đến danh mục SHTT của một công ty trước khi đầu tư. Một doanh nghiệp thương mại hóa kết quả nghiên cứu thành công thì không thể thiếu việc cân đối tài chính. Do vậy, trước khi triển khai thương mại hóa, họ cần phải tính toán đến vẫn đề tài chính nguồn vốn.
4. Thương mại hóa hướng tới phát triển bền vững kinh tế xã hội
Hình ảnh đại diện ba lĩnh vực của Tam giác phát triển bền vững
Tất cả các nền kinh tế công nghiệp hóa đang ngày càng phụ thuộc vào khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và từ đó tăng khả năng cạnh tranh kinh tế. Điều quan trọng trong tiến trình Thương mại hóa⁺ là để đổi mới một cách bền vững và toàn diện. Các chuyên gia về thương mại hóa cũng được khuyến khích dành sự quan tâm đồng đều đến từng lĩnh vực này và suy nghĩ về những lợi ích và giá trị tiềm năng (ngoài lợi nhuận tài chính) mà sản phẩm của họ có thể đạt được nếu được tung ra thị trường.
Qua tìm hiểu, hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân cần một đơn vị trung gian, làm cầu nối thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình như Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ để thực hiện thương mại hóa dễ dàng và mang lại hiệu quả tích cực trong tương lai.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.