(0243) 943 9663 Địa chỉ: 39 Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tài sản trí tuệ - Những điều bạn cần biết?

Trong cuộc sống chúng ta bắt gặp rất nhiều về thuật ngữ “tài sản trí tuệ”. Tại bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra các khái niệm tống quan nhất về tài sản trí tuệ (TSTT).
1. Khái niệm
Tài sản trí tuệ (Intellectual Property - IP) được định nghĩa là tài sản vô hình của một công ty hoặc cá nhân, bao gồm những ý tưởng sáng tạo, phát minh, tên thương hiệu, bản quyền, tác phẩm nghệ thuật và những sản phẩm công nghiệp khác, được bảo vệ bởi pháp luật. Để bảo vệ tài sản trí tuệ, các doanh nghiệp và cá nhân có thể đăng ký bảo hộ pháp lý, như bảo hộ sáng chế, bản quyền, tên thương hiệu hoặc kiểu dáng sản phẩm.
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là quyền hợp pháp của người sáng tạo ra TSTT, nhằm bảo vệ và quản lý việc sử dụng những ý tưởng của mình. Hệ thống bảo hộ quyền SHTT được phát triển và điều hành bởi Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) là một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, được thành lập vào năm 1967 với 193 quốc gia thành viên. Quyền SHTT bao gồm: Quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
2. Các biện pháp đăng ký sở hữu trí tuệ
Tùy thuộc vào bản chất của tài sản trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp khác nhau để đăng ký sở hữu trí tuệ như sau:
- Các sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu ích;
- Các kiểu dáng sáng tạo, gồm cả kiểu dáng dệt may, được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp;
- Thương hiệu được bảo hộ theo nhãn hiệu;
- Mạch bán dẫn được bảo hộ  theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn;
- Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng hay danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ địa lý được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý;
- Bí mật kinh doanh được bảo hộ là những thông tin bí mật có giá trị thương mại.
3. Tại sao phải đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ?
- Bảo vệ chủ sở hữu khỏi những hành động vi phạm từ các bên khác
- Tăng giá trị thương hiệu và cơ hội tiếp cận thị trường mới
- Tăng khả năng thu hút các nhà đầu tư vì chiếm lĩnh thị trường và kết quả kinh doanh cao hơn
- Việc trở thành chủ sở hữu của tài sản trí tuệ còn đem lại sự tự tin và năng lượng cho chủ sở hữu, giúp họ tự tin hơn khi thực hiện các hành động trên thị trường.
4. Làm cách nào để bảo hộ quyền sở hữu TSTT?
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc các chủ thể quyền SHTT sử dụng các phương thức hợp pháp để bảo vệ các đối tượng SHTT của mình, chống lại mọi sự xâm phạm và xử lý vấn đề bồi thường thiệt hại.
Hiện nay, có hai hình thức chính:
a. Đăng ký bảo hộ quyền SHTT hợp pháp với Cơ quan Sở hữu trí tuệ của Nhà nước
Đây là biện pháp được nhiều tổ chức, cá nhân lựa chọn bởi sẽ mang nhiều lợi ích cho thương mại hóa, ví sẽ có được sự công nhận và bảo vệ của pháp luật đối với quyền SHTT, giữ được độc quyền hợp pháp đối với TSTT, tạo thuận lợi cho việc chứng minh quyền SHTT khi thương mại hóa hoặc xảy ra tranh chấp, xâm phạm quyền. Tuy nhiên, mỗi loại quyền SHTT được bảo hộ hợp pháp đều có những hạn chế về không gian và thời gian.
b. Giữ bí mật với TSTT
Đây là biện pháp bảo vệ do chủ thể tự bảo vệ (Theo quy định của Luật SHTT), áp dụng các biện pháp sau:
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan;
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, tại bài viết này chúng tôi đã đưa ra những điều cần biết về sở hữu trí tuệ. Nếu độc giả có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ xin liên hệ: Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ, Tel/Fax: 02439.439.663, Địa chỉ: Số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội./.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.

Tin tức liên quan khác

Đối tác
(0243) 943 9663