Thương mại hoá là quá trình chuyển đổi các hoạt động sản xuất sang hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế. Nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế đổi mới sáng tạo bởi nó giúp các tổ chức và doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, đưa sản phẩm và dịch vụ đến người tiêu dùng và tạo ra nhiều việc làm mới.
“Thương mại hóa” (commercialization) tài sản trí tuệ có thể được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, “Thương mại hóa tài sản trí tuệ” là việc chuyển hóa tài sản trí tuệ thành hàng hóa để lưu thông trên thị trường, từ đó mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu.
Theo nghĩa rộng, “Thương mại hóa tài sản trí tuệ” là hoạt động, quá trình khai thác các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ để đổi lại các lợi ích kinh tế, phục vụ mục đích cụ thể do chủ sở hữu tài sản trí tuệ đặt ra.
Trong thực tiễn hiện nay khi mà nền khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, việc thương mại hóa tài sản trí tuệ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để đảm bảo hiệu quả tối ưu, các dạng tài sản trí tuệ khác nhau cần các chiến lược thương mại hóa khác nhau. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải nắm bắt và quản lý một cách chặt chẽ các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình từ đó đưa ra các phương án thương mại hóa tương ứng, phù hợp.
Tài sản trí tuệ có thể được thương mại hóa theo các hình thức sau:
- Chủ sở hữu tự khai thác: Chủ sở hữu tự sử dụng các tài sản trí tuệ mà pháp luật quy định để thu lại các lợi ích kinh tế từ các tài sản trí tuệ mà mình sở hữu.
- Chuyển nhượng quyền sở hữu: Chủ sở hữu chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ cho chủ thể khác để đổi lại lợi ích tương ứng. Pháp luật có quy định những điều kiện ràng buộc đối với một số loại tài sản trí tuệ cụ thể như: Quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
- Chuyển quyền sử dụng: Đây là hình thức thương mại hóa tài sản trí tuệ phổ biến nhất và đang ngày càng được phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hiện nay. Pháp luật có quy định một số đối tượng không được chuyển quyền sử dụng hoặc bị hạn chế chuyển quyền sử dụng xuất phát từ tính chất đặc thù của các đối tượng này, như: Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và tên thương mại không được chuyển giao; Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. Quyền sử dụng nội dung của các tác phẩm khoa học là bản viết của các kết quả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn không thể chuyển giao được…. Việc chuyển giao có thể được thực hiện bằng hình thức nhận quyền, chuyển quyền hoặc chuyển giao chéo. Các bên có thể thỏa thuận hình thức chuyển giao quyền sử dụng độc quyền hoặc không độc quyền.
- Nhượng quyền thương mại: Áp dụng đối với một số loại tài sản trí tuệ cụ thể, gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh.
Thực tiễn cho thấy, quá trình thương mại hoá giúp tăng cường sự cạnh tranh và sự phát triển của các ngành công nghiệp mới. Việc có nhiều doanh nghiệp hoạt động trên cùng một thị trường cạnh tranh cho khách hàng, giúp khuyến khích sự đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Đồng thời, thương mại hoá cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường và xuất khẩu. Đối với các quốc gia đang phát triển, việc thương mại hoá sẽ giúp đưa các sản phẩm của họ ra thị trường quốc tế, tăng cường sự phát triển kinh tế của quốc gia và giảm độ phụ thuộc vào các ngành công nghiệp chính, từ đó giảm thiểu rủi ro kinh tế.
Với vai trò quan trọng của nó, thương mại hoá được xem là một trong các yếu tố quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đổi mới sáng tạo.
“Thương mại hóa” (commercialization) tài sản trí tuệ có thể được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, “Thương mại hóa tài sản trí tuệ” là việc chuyển hóa tài sản trí tuệ thành hàng hóa để lưu thông trên thị trường, từ đó mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu.
Theo nghĩa rộng, “Thương mại hóa tài sản trí tuệ” là hoạt động, quá trình khai thác các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ để đổi lại các lợi ích kinh tế, phục vụ mục đích cụ thể do chủ sở hữu tài sản trí tuệ đặt ra.
Trong thực tiễn hiện nay khi mà nền khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, việc thương mại hóa tài sản trí tuệ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để đảm bảo hiệu quả tối ưu, các dạng tài sản trí tuệ khác nhau cần các chiến lược thương mại hóa khác nhau. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải nắm bắt và quản lý một cách chặt chẽ các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình từ đó đưa ra các phương án thương mại hóa tương ứng, phù hợp.
Tài sản trí tuệ có thể được thương mại hóa theo các hình thức sau:
- Chủ sở hữu tự khai thác: Chủ sở hữu tự sử dụng các tài sản trí tuệ mà pháp luật quy định để thu lại các lợi ích kinh tế từ các tài sản trí tuệ mà mình sở hữu.
- Chuyển nhượng quyền sở hữu: Chủ sở hữu chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ cho chủ thể khác để đổi lại lợi ích tương ứng. Pháp luật có quy định những điều kiện ràng buộc đối với một số loại tài sản trí tuệ cụ thể như: Quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
- Chuyển quyền sử dụng: Đây là hình thức thương mại hóa tài sản trí tuệ phổ biến nhất và đang ngày càng được phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hiện nay. Pháp luật có quy định một số đối tượng không được chuyển quyền sử dụng hoặc bị hạn chế chuyển quyền sử dụng xuất phát từ tính chất đặc thù của các đối tượng này, như: Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và tên thương mại không được chuyển giao; Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. Quyền sử dụng nội dung của các tác phẩm khoa học là bản viết của các kết quả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn không thể chuyển giao được…. Việc chuyển giao có thể được thực hiện bằng hình thức nhận quyền, chuyển quyền hoặc chuyển giao chéo. Các bên có thể thỏa thuận hình thức chuyển giao quyền sử dụng độc quyền hoặc không độc quyền.
- Nhượng quyền thương mại: Áp dụng đối với một số loại tài sản trí tuệ cụ thể, gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh.
Thực tiễn cho thấy, quá trình thương mại hoá giúp tăng cường sự cạnh tranh và sự phát triển của các ngành công nghiệp mới. Việc có nhiều doanh nghiệp hoạt động trên cùng một thị trường cạnh tranh cho khách hàng, giúp khuyến khích sự đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Đồng thời, thương mại hoá cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường và xuất khẩu. Đối với các quốc gia đang phát triển, việc thương mại hoá sẽ giúp đưa các sản phẩm của họ ra thị trường quốc tế, tăng cường sự phát triển kinh tế của quốc gia và giảm độ phụ thuộc vào các ngành công nghiệp chính, từ đó giảm thiểu rủi ro kinh tế.
Với vai trò quan trọng của nó, thương mại hoá được xem là một trong các yếu tố quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đổi mới sáng tạo.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.