(0243) 943 9663 Địa chỉ: 39 Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tách chiết siêu tới hạn (phần 2) - Xu hướng công nghệ trên thế giới

Hiện nay công nghệ tách chiết siêu tới hạn đã và đang được áp dụng phổ biến để chiết tách các hoạt chất sử dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, các hoạt chất thiên nhiên… Một số nước đã ứng dụng công nghệ này ở quy mô công nghiệp với một số sản phẩm nhất định.
Xu hướng công nghệ trong lĩnh vực tách chiết siêu tới hạn trên thế giới

 
Hình 1. Các hướng nghiên cứu có nhiều đăng ký sáng chế nhất trong lĩnh vực công nghệ tách chiết siêu tới hạn (Nguồn: Derwent Innovation)
 
Từ những dữ liệu tra cứu được trên cơ sở dữ liệu Derwent Innovation, dựa theo sự tổng hợp của các mã IPC như hình 1, 3 lĩnh vực chính về công nghệ tách chiết siêu tới hạn bao gồm: A61K (Dược phẩm để chữa bệnh, dùng trong nha khoa hoặc với mục đích trang điểm); A61P (Hoạt tính trị liệu đặc hiệu của các hợp chất hoá học hoặc các chế phẩm dược); B01D (Tách). Số lượng đơn đăng ký sáng chế theo các hướng nghiên cứu chính trên chiếm 85% tổng số công nghệ trong lĩnh vực công nghệ tách chiết siêu tới hạn. Hướng công nghệ A61K đạt đỉnh vào năm 2016 và có xu hướng tăng trung bình 18 bản ghi mỗi năm.
Hiện nay, có 1% trong số các công ty thuộc lĩnh vực tách chiết siêu tới hạn đang tìm kiếm sự bảo hộ tại 4 thị trường lớn nhất thế giới đó là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc, điều này nói lên sự cam kết đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tách chiết siêu tới hạn và một thị trường rộng lớn cho các sáng chế này. Có 3% các công ty đang nộp hồ sơ tại hơn 4 quốc gia. Chiến lược nộp đơn trên toàn cầu chứng tỏ tiềm năng thị trường đang tăng lên trong lĩnh vực công nghệ này. Theo đó, nơi công bố sáng chế, hay hiểu đơn giản thì đó là thị trường tiềm năng nhất cho các quốc gia khác nộp đơn đăng ký sáng chế về công nghệ tách chiết siêu tới hạn đứng đầu là Trung Quốc, tiếp theo là Liên bang Nga và Mỹ.

Hình 2. 
Nơi công bố sáng chế về công nghệ tách chiết siêu tới hạn  (Nguồn: Derwent Innovation)

 
Trung Quốc không những là thị trường tiềm năng nhất cho các quốc gia khác nộp đơn đăng ký sáng chế về công nghệ tách chiết siêu tới hạn mà đây còn là nơi xuất phát công nghệ tách chiết siêu tới hạn nhiều nhất.



Hình 3. 
Nơi xuất phát công nghệ tách chiết siêu tới hạn  (Nguồn: Derwent Innovation)

 
Về xu hướng nộp đơn, tình hình đăng ký sáng chế liên quan đến công nghệ tách chiết siêu tới hạn từ năm 2005 – 2020 có thể được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (2005 – 2009): xu hướng đăng ký sáng chế sáng chế trong giai đoạn này giảm đều qua các năm, trung bình giảm 100 đơn/bằng/năm.
- Giai đoạn 2 (2009 – 2012): xu hướng đăng ký sáng chế lượng đăng ký sáng chế có sự tăng nhẹ, trung bình tăng 100 đơn/bằng/năm.
- Giai đoạn 3 (2014 – 2020): số lượng đăng ký sáng chế có sự biến động lớn, số lượng tăng giảm không đều qua các năm. Số lượng đơn/bằng nhiều nhất là năm năm 2016, với 3130 đơn/bằng. Năm có số lượng đơn/bằng ít nhất là năm 2020 với 2068 đơn/bằng. Tuy nhiên, đây được đánh giá là giai đoạn phát triển nhất của công nghệ này.

Có thể thấy việc sử dụng phương pháp tách chiết siêu tới hạn sẽ mở ra một phương pháp kỹ thuật mới mà tiềm năng của nó có tác động lớn đến nhiều nghành công nghiệp quan trọng trên thế giới.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.

Tin tức liên quan khác

Đối tác
(0243) 943 9663