Đọc sách là một món ăn tinh thần, đem lại sự thư giãn, thoái mái, truyền cảm hứng cho người đọc, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn sau những bộn bề, áp lực của cuộc sống. Vì vậy, đọc sách luôn là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người. Đặc biệt, sách chứa đựng nguồn kiến thức khổng lồ đối với mọi người, đặc biệt là thế hệ sinh viên – những “chủ nhân” tương lai của đất nước. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, văn hoá nghe – nhìn đã tác động mạnh mẽ đến văn hoá đọc thì chúng ta cần tìm ra biện pháp để thúc đẩy văn hoá đọc của sinh viên trong thời đại mới.
Có thể hiểu đơn giản, văn hoá đọc là hoạt động văn hoá của con người thông qua việc đọc sách báo, tài liệu để tiếp nhận, xử lý thông tin, tri thức một cách khoa học, bổ ích. Phát triển văn hoá đọc sẽ bao gồm: phát triển thói quen, sở thích, kỹ năng đọc cho mọi người dân nhằm xây dựng một xã hội học tập, đây là một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng, Nhà nước hiện nay.
Sách là kho báu vô tận, đúc kết những tinh hoa, tri thức của nhân loại qua các thế hệ; giúp người đọc có được kiến thức, sự hiểu biết về mọi phương diện của đời sống, có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động sản xuất, học tập và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ, tư duy. Trong khi đó, sinh viên Việt Nam là một tầng lớp xã hội đặc thù, đang trong quá trình định hình nhân cách, đạo đức, lối sống. Đặc biệt, sinh viên là lứa tuổi có nhu cầu tương đối đa dạng, năng động hơn so với các lứa tuổi khác, dễ tiếp thu cái mới, thích nghi kịp thời với sự thay đổi của xã hội, có nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học… Do đó, nhu cầu đọc sách, báo, tài liệu của sinh viên rất phong phú, đa dạng, đây chính là cơ sở, điều kiện để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên.
Trong những năm qua, chúng ta luôn quan tâm đến văn hóa đọc, khuyến khích, tạo điều kiện cho văn hóa đọc phát triển, coi phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước. Đặc biệt, đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định mục tiêu phát triển văn hóa đọc: “Xây dựng, phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng, phong trào đọc (xuất bấn phẩm in, điện tử) trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên, chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập”.
Các trường đại học hiện nay đều đã được tăng cường trang thiết bị, đa dạng, hiện đại hóa dịch vụ thông tin thư viện, hình thành môi trường đọc khá thuận lợi cho sinh viên. Số lượng giáo trình, tài liệu, sách tham khảo đa dạng về chủng loại, phong phú về nội dung đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đọc của sinh viên. Một số nhà trường đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá văn hóa đọc, góp phần nâng cao nhận thức cho sinh viên về vị trí, vai trò của việc đọc, xây dựng cho sinh viên thói quen đọc mỗi ngày.
Tuy nhiên, một thực tế của xã hội hiện nay là sự bùng nổ của khoa học công nghệ, văn hóa đọc trong các nhà trường đang có xu hướng đi xuống, bị lấn át, yếu thế trước các loại hình văn hóa nghe - nhìn. Một bộ phận sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách, giá trị của sách mang lại, có xu hướng lười đọc, ngại đọc sách dẫn đến thói quen đọc chưa được hình thành một cách vững chắc. Trước tình hình đó, để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trong các nhà trường cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, nâng cao nhận thức cho sinh viên về vị trí, vai trò của việc đọc. Đây là giải pháp giữ vị trí quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển văn hóa đọc cho sinh viên, bởi vì, cơ chế cấu trúc hành động của con người bao giờ cũng đi từ nhận thức tới tình cảm, niềm tin, hình thành động cơ, ý chí quyết tâm.
Hai là, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp đọc cho sinh viên, phát triển văn hoá đọc thành thói quen không thể thiếu, một nét đẹp văn hóa trong cuộc sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng. Kỹ năng, phương pháp đọc là yếu tố quan trọng cấu thành văn hóa đọc, là một loại kỹ năng mềm giúp người đọc có thể tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, vận dụng tri thức đã đọc một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống.
Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của thư viện. Hệ thống thư viện phải phải được số hóa sách - tài liệu, sử dụng internet để kết nối với người đọc và xuất bản phẩm một cách dễ dàng, thuận lợi; thường xuyên cập nhật sách hay lên hệ thống website, cổng thông tin điện tử để các đối tượng có thể đọc trực tiếp bằng điện thoại, máy tính; thông qua các phương tiện nghe - nhìn để giới thiệu, quảng bá tác phẩm sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn.
Bốn là, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách cho sinh viên. Đây là giải pháp giữ vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến nhận thức của sinh viên, giúp sinh viên dễ dàng lựa chọn tài liệu phù hợp với nhu cầu đọc của mình. Vì vậy, các nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, trưng bày, giới thiệu sách cho sinh viên, như: hội nghị bạn đọc, triển lãm, giới thiệu sách, thi thuyết trình về sách… Đồng thời, cần thường xuyên đổi mới hình thức tuyên truyền sách để tạo sự lôi cuốn, thích thú, giảm bớt đơn điệu, nhàm chán cho sinh viên. Bên cạnh đó, phối hợp với các nhà xuất bản, công ty sách tặng sách, bán sách
Trong bối cảnh hiện nay, cần xác định phát triển văn hóa đọc cho sinh viên là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài, có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển phồn vinh của đất nước. Do đó, nó không chỉ là ý thức, trách nhiệm, quyết tâm của mỗi cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Hy vọng bài viết sẽ góp phần thúc đẩy phong trào đọc sách, phát triển văn hóa đọc của sinh viên trong thời đại mới.
Có thể hiểu đơn giản, văn hoá đọc là hoạt động văn hoá của con người thông qua việc đọc sách báo, tài liệu để tiếp nhận, xử lý thông tin, tri thức một cách khoa học, bổ ích. Phát triển văn hoá đọc sẽ bao gồm: phát triển thói quen, sở thích, kỹ năng đọc cho mọi người dân nhằm xây dựng một xã hội học tập, đây là một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng, Nhà nước hiện nay.
Sách là kho báu vô tận, đúc kết những tinh hoa, tri thức của nhân loại qua các thế hệ; giúp người đọc có được kiến thức, sự hiểu biết về mọi phương diện của đời sống, có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động sản xuất, học tập và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ, tư duy. Trong khi đó, sinh viên Việt Nam là một tầng lớp xã hội đặc thù, đang trong quá trình định hình nhân cách, đạo đức, lối sống. Đặc biệt, sinh viên là lứa tuổi có nhu cầu tương đối đa dạng, năng động hơn so với các lứa tuổi khác, dễ tiếp thu cái mới, thích nghi kịp thời với sự thay đổi của xã hội, có nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học… Do đó, nhu cầu đọc sách, báo, tài liệu của sinh viên rất phong phú, đa dạng, đây chính là cơ sở, điều kiện để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên.
Trong những năm qua, chúng ta luôn quan tâm đến văn hóa đọc, khuyến khích, tạo điều kiện cho văn hóa đọc phát triển, coi phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước. Đặc biệt, đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định mục tiêu phát triển văn hóa đọc: “Xây dựng, phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng, phong trào đọc (xuất bấn phẩm in, điện tử) trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên, chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập”.
Các trường đại học hiện nay đều đã được tăng cường trang thiết bị, đa dạng, hiện đại hóa dịch vụ thông tin thư viện, hình thành môi trường đọc khá thuận lợi cho sinh viên. Số lượng giáo trình, tài liệu, sách tham khảo đa dạng về chủng loại, phong phú về nội dung đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đọc của sinh viên. Một số nhà trường đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá văn hóa đọc, góp phần nâng cao nhận thức cho sinh viên về vị trí, vai trò của việc đọc, xây dựng cho sinh viên thói quen đọc mỗi ngày.
Tuy nhiên, một thực tế của xã hội hiện nay là sự bùng nổ của khoa học công nghệ, văn hóa đọc trong các nhà trường đang có xu hướng đi xuống, bị lấn át, yếu thế trước các loại hình văn hóa nghe - nhìn. Một bộ phận sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách, giá trị của sách mang lại, có xu hướng lười đọc, ngại đọc sách dẫn đến thói quen đọc chưa được hình thành một cách vững chắc. Trước tình hình đó, để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trong các nhà trường cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, nâng cao nhận thức cho sinh viên về vị trí, vai trò của việc đọc. Đây là giải pháp giữ vị trí quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển văn hóa đọc cho sinh viên, bởi vì, cơ chế cấu trúc hành động của con người bao giờ cũng đi từ nhận thức tới tình cảm, niềm tin, hình thành động cơ, ý chí quyết tâm.
Hai là, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp đọc cho sinh viên, phát triển văn hoá đọc thành thói quen không thể thiếu, một nét đẹp văn hóa trong cuộc sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng. Kỹ năng, phương pháp đọc là yếu tố quan trọng cấu thành văn hóa đọc, là một loại kỹ năng mềm giúp người đọc có thể tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, vận dụng tri thức đã đọc một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống.
Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của thư viện. Hệ thống thư viện phải phải được số hóa sách - tài liệu, sử dụng internet để kết nối với người đọc và xuất bản phẩm một cách dễ dàng, thuận lợi; thường xuyên cập nhật sách hay lên hệ thống website, cổng thông tin điện tử để các đối tượng có thể đọc trực tiếp bằng điện thoại, máy tính; thông qua các phương tiện nghe - nhìn để giới thiệu, quảng bá tác phẩm sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn.
Bốn là, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách cho sinh viên. Đây là giải pháp giữ vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến nhận thức của sinh viên, giúp sinh viên dễ dàng lựa chọn tài liệu phù hợp với nhu cầu đọc của mình. Vì vậy, các nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, trưng bày, giới thiệu sách cho sinh viên, như: hội nghị bạn đọc, triển lãm, giới thiệu sách, thi thuyết trình về sách… Đồng thời, cần thường xuyên đổi mới hình thức tuyên truyền sách để tạo sự lôi cuốn, thích thú, giảm bớt đơn điệu, nhàm chán cho sinh viên. Bên cạnh đó, phối hợp với các nhà xuất bản, công ty sách tặng sách, bán sách
Trong bối cảnh hiện nay, cần xác định phát triển văn hóa đọc cho sinh viên là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài, có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển phồn vinh của đất nước. Do đó, nó không chỉ là ý thức, trách nhiệm, quyết tâm của mỗi cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Hy vọng bài viết sẽ góp phần thúc đẩy phong trào đọc sách, phát triển văn hóa đọc của sinh viên trong thời đại mới.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.