Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất được coi là một phương pháp nhằm tăng sức cạnh tranh và chất lượng cho mọi loại sản phẩm. Để thực hiện điều đó, bên cạnh đội ngũ các nhà khoa học chuyên nghiệp – những người được đào tạo bài bản, hoạt động trong các viện, trường, doanh nghiệp hoặc các tổ chức nghiên cứu, chúng ta vẫn còn một lực lượng các “nhà sáng chế không chuyên”, họ là những người dân có niềm say mê bất tận với nghiên cứu. Từ thực tiễn cho thấy, mặc dù không được đào tạo bài bản, nhưng với lòng đam mê cháy bỏng, nhiệt huyết, tìm tòi, sáng tạo, các nhà sáng chế không chuyên đã và đang nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm thiết thực, đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Tuy nhiên, qua quá trình hỗ trợ các nhà sáng chế không chuyên, Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ (Viện SCCN) nhận thấy rằng những nhà sáng chế không chuyên còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình từ triển khai ý tưởng sáng tạo của bản thân đến khi sản phẩm có thể ứng dụng vào thực tế. Các khó khăn và nguyên nhân đó được tổng hợp như sau:
Thứ nhất, các nhà sáng chế không chuyên đa số là những người dân không được đào tạo bài bản về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến sản phẩm được sản xuất, chế tạo. Họ chỉ có lòng đam mê, nhiệt tình và kinh nghiệm đúc kết được từ thực tế để sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, quy trình sản xuất chế tạo, do vậy, kết quả còn rất hạn chế, các sản phẩm ở dạng chắp vá (từ thiết bị sử dụng không đồng bộ, đến nguyên vật liệu tận dụng...)
Thứ hai, sản phẩm của các nhà sáng chế không chuyên chỉ được phổ biến trong phạm vi vùng, miền hẹp, khó khăn trong việc quảng bá và phát triển thị trường sản phẩm. Nguyên nhân là do họ không có thông tin về thị trường sản phẩm trong cùng lĩnh vực, mức độ phát triển, giá thành của các sản phẩm cạnh tranh, đồng thời cũng thiếu các kỹ năng và kinh nghiệm trong việc thương mại hoá các sản phẩm mình tạo ra.
Thứ ba, có một số ít các nhà sáng chế không chuyên chưa quan tâm sát sao vấn đề đăng ký bảo hộ của sáng chế do họ thiếu thông tin và không nắm rõ thủ tục đăng ký, cộng với tâm lý e ngại khi công bố sẽ làm mất đi tính mới của sản phẩm. Còn các nhà sáng chế không chuyên rất quan tâm đến vấn đề đăng ký bảo hộ sáng chế thì lại đang gặp khó khăn trong khâu làm thủ tục đăng ký sáng chế. Các thủ tục này yêu cầu các bản vẽ, mô hình, bản kê khai nên vấn đề đăng ký bảo hộ sáng chế cũng là một trong những khó khăn mà các nhà sáng chế không chuyên đang gặp phải.
Thứ nhất, các nhà sáng chế không chuyên đa số là những người dân không được đào tạo bài bản về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến sản phẩm được sản xuất, chế tạo. Họ chỉ có lòng đam mê, nhiệt tình và kinh nghiệm đúc kết được từ thực tế để sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, quy trình sản xuất chế tạo, do vậy, kết quả còn rất hạn chế, các sản phẩm ở dạng chắp vá (từ thiết bị sử dụng không đồng bộ, đến nguyên vật liệu tận dụng...)
Thứ hai, sản phẩm của các nhà sáng chế không chuyên chỉ được phổ biến trong phạm vi vùng, miền hẹp, khó khăn trong việc quảng bá và phát triển thị trường sản phẩm. Nguyên nhân là do họ không có thông tin về thị trường sản phẩm trong cùng lĩnh vực, mức độ phát triển, giá thành của các sản phẩm cạnh tranh, đồng thời cũng thiếu các kỹ năng và kinh nghiệm trong việc thương mại hoá các sản phẩm mình tạo ra.
Thứ ba, có một số ít các nhà sáng chế không chuyên chưa quan tâm sát sao vấn đề đăng ký bảo hộ của sáng chế do họ thiếu thông tin và không nắm rõ thủ tục đăng ký, cộng với tâm lý e ngại khi công bố sẽ làm mất đi tính mới của sản phẩm. Còn các nhà sáng chế không chuyên rất quan tâm đến vấn đề đăng ký bảo hộ sáng chế thì lại đang gặp khó khăn trong khâu làm thủ tục đăng ký sáng chế. Các thủ tục này yêu cầu các bản vẽ, mô hình, bản kê khai nên vấn đề đăng ký bảo hộ sáng chế cũng là một trong những khó khăn mà các nhà sáng chế không chuyên đang gặp phải.
Cán bộ Viện SCCN hỗ trợ NSC Nguyễn Đức Thành, Bắc Giang (Nguồn: Công Đức)
Đảng và Nhà nước ta luôn tạo điều kiện hỗ trợ các nhà sáng chế không chuyên thực hiện ý tưởng sáng tạo và thương mại hoá các sản phẩm khoa học và công nghệ từ các phát minh, sáng chế của mình thông qua các Luật và Nghị định như: Luật Khoa học và Công nghệ, Nghị định 12/2012/NĐ-CP ngày 02/3/20212 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Điều lệ sáng kiến … Bên cạnh việc ban hành và triển khai thực hiện các vấn đề hỗ trợ, thúc đẩy các sáng chế, sáng kiến, trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ không ngừng hỗ trợ, tạo điều kiện để các nhà sáng chế không chuyên thương mại hóa sản phẩm bằng một số hoạt động như: hỗ trợ tham gia Chợ công nghệ và thiết bị Techmart; hỗ trợ cá nhân có sáng chế, sáng kiến thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ; quảng bá các sản phẩm qua một số kênh thông tin đại chúng...
Là một đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ có vai trò thúc đẩy hoạt động khai thác sáng chế và phát triển các giải pháp chuyển giao công nghệ từ các sáng chế vào sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ đang tích cực hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân bao gồm nhà sáng chế không chuyên có nhu cầu đổi mới công nghệ, cải tiến và phát triển sản phẩm mới tìm kiếm các ý tưởng thông qua việc phân tích dữ liệu sáng chế; mô phỏng, thiết kế và chế thử sản phẩm mới dựa trên các sáng chế cũng như tư vấn đăng ký xác lập quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ phục vụ cho quá trình thương mại hóa sau này. Trong thời gian tới, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ tìm kiếm sáng chế, cải tiến và phát triển sản phẩm mới cũng như tư vấn về sở hữu trí tuệ xin liên hệ: Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ. Số điện thoại: 0243. 943.9663. Địa chỉ: P 415, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nguồn: Văn phòng Viện nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.