Ngành dệt may đang là một trong những lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay và góp một doanh số lớn trong GDP, đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho khoảng 3 triệu lao động. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), tính đến nay, có đến 19 trong tổng số gần 50 công ty thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam chưa tiếp cận được với các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với quốc tế, nếu không có nhận thức đúng về công cụ sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp ngành dệt may nội có nguy cơ mất thương hiệu ngay trên sân nhà, chưa kể đến những khó khăn, thách thức khi muốn xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích thông tin sáng chế của một số công nghệ máy May trong ngành Dệt may để giúp các doanh nghiệp Dệt may có cách nhìn tổng quan hơn về tình hình đăng ký sáng chế liên quan tới công nghệ máy May trong ngành Dệt may.
Về cơ bản, từ 1987 - 2020, số lượng đơn và bằng sáng chế về công nghệ máy May trên thế giới đã có sự tăng trưởng rõ rệt, từ 1.290 đơn và bằng sáng chế năm 1987 tăng lên 4.384 đơn và bằng sáng chế năm 2020. Trung Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu về số lượng đơn và bằng sáng chế nộp đầu tiên liên quan đến công nghệ máy May (22.795 đơn và bằng), theo sau là Nhật Bản (21.873 đơn và bằng) và Mỹ (7.699 đơn và bằng).
Bảng 1. Danh sách 10 tổ chức có nhiều đăng ký sáng chế về lĩnh vực công nghệ máy May (Nguồn Derwent Innovation)
Về cơ bản, từ 1987 - 2020, số lượng đơn và bằng sáng chế về công nghệ máy May trên thế giới đã có sự tăng trưởng rõ rệt, từ 1.290 đơn và bằng sáng chế năm 1987 tăng lên 4.384 đơn và bằng sáng chế năm 2020. Trung Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu về số lượng đơn và bằng sáng chế nộp đầu tiên liên quan đến công nghệ máy May (22.795 đơn và bằng), theo sau là Nhật Bản (21.873 đơn và bằng) và Mỹ (7.699 đơn và bằng).
Bảng 1. Danh sách 10 tổ chức có nhiều đăng ký sáng chế về lĩnh vực công nghệ máy May (Nguồn Derwent Innovation)
Chủ sở hữu | Tổng số bản ghi | Số họ sáng chế |
BROTHER IND LTD | 4593 (27,55%) | 2237 |
JUKI KK | 4473(26,83%) | 1947 |
JANOME SEWING MACHINE CO LTD | 1801(10,8%) | 739 |
JACK SEWING MACHINE CO LTD | 1247(7,48%) | 916 |
DUERKOPP ADLER AG | 965(5,79%) | 140 |
SINGER CO | 907(5,44%) | 446 |
SINGER MFG CO | 838(5,03%) | 838 |
MITSUBISHI ELECTRIC CORP | 639(3,38%) | 312 |
PFAFF IND MASCH | 627(3,76%) | 254 |
Hình 1. Số lượng bằng sáng chế công nghệ máy May trên thế giới theo quốc gia (Nguồn: Derwent Innovation)
Trên biểu đồ, Trung Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu về số lượng đơn và bằng sáng chế nộp đầu tiên liên quan đến công nghệ máy May (22,795 đơn và bằng), theo sau là Nhật Bản (21,873 đơn và bằng) và Mỹ (7699 đơn và bằng). Điều này là dễ hiểu vì hiện tại Trung Quốc có rất nhiều các công ty sản xuất máy May đang có sản lượng bán hàng hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó Nhật Bản có 2/5 công ty có số lượng đơn và bằng sáng chế nhiều nhất đều là 3 công ty của Nhật. Cả 3 công ty đều là một trong những công ty sản xuất máy May lớn trên thế giới và có trong tay rất nhiều đơn và bằng sáng chế về công nghệ máy may. Tuy các công ty sản xuất máy May của Trung Quốc và Nhật Bản có tuổi đời ít hơn các công ty sản xuất khác của các nước như: Mỹ, Đức,… nhưng nhờ các chính sách ưu tiên của chính phủ Trung Quốc và cải cách Duy Tân Minh Trị tại Nhật đã thúc đẩy các công ty sản xuất máy May không ngừng nghiên cứu phát triển máy móc để cải cách sản xuất hướng tới không phải nhập khẩu các mặt hàng may mặc từ nước ngoài.
Hình 2. Top 10 phân nhóm IPC của sáng chế về công nghệ máy May có số lượng đơn và bằng nhiều nhất (Nguồn: Derwent Innovation)
Cụ thể, diễn giải của các phân nhóm như sau:
D05B0035 | Các cơ cấu phụ trợ dùng để đưa vào và đẩy sản phẩm ra không phụ thuộc các đề mục khác |
D05B0069 | Bộ truyền động; Các bộ phận kiểm tra |
D05B0003 | Thiết bị hoặc máy khâu có cơ cấu dịch chuyển kim hoặc sản phẩm gia công hoặc cả hai theo hướng ngang để thực hiện các đường may hoa văn trang trí, thùa khuyết, tăng cường miệng vải đính các sản phẩm, ví dụ khuy (máy khâu dược điều chỉnh bằng chương trình D05B 19/00; có cơ cấu tự động điều khiển sự dịch chuyển của giá giữ sản phẩm D05B 21/00) |
D05B0019 | Máy may điều khiển theo chương trình |
D05B0029 | Các đồ gá dùng để ép sản phẩm; Chân vịt (dùng để dịch chuyển sản phẩm D05B 27/04) |
D05B0027 | Cơ cấu dịch chuyển sản phẩm |
D05B0065 | Các bộ phận dùng để cắt chỉ trên hoặc chỉ dưới |
D05B0057 | Các bộ phận dùng để bắt móc chỉ, ví dụ cò móc |
D05B0021 | Máy may với bộ phận tự động, dịch chuyển tương đối giá giữ sản phẩm với cơ cấu đưa kim, dùng để tạo đường may theo hình đã đinh trước, ví dụ máy có điểu khiển chương trình dùng để máy cổ áo, may túi |
D05B0073 | Thùng |
Như vậy 5 phân nhóm IPC (đại diện cho 5 nhóm kỹ thuật liên quan) có số lượng sáng chế về công nghệ Máy may nhiều nhất là D05B0035, D05B0069, D05B0003, D05B0019 và D05B0029.
Bằng việc phân tích thống kê các dữ liệu từ thông tin sáng chế có thể thấy được một cách rõ ràng và đầy đủ về hoạt động đăng ký sáng chế của các nước về công nghệ máy May. Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng là những nước có nhiều đơn và bằng sáng chế và dẫn đầu về công nghệ máy May trên bản đồ công nghệ thế giới. Từ đó có thể biết được xu hướng công nghệ máy May hiện nay cũng như tìm kiếm công nghệ máy May phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.