Trong thời gian qua cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số, tình hình phát sinh chất thải nhựa và túi ni-lông khó phân hủy có xu hướng gia tăng qua các năm đã và đang gây áp lực đến môi trường. Hầu hết chất thải nhựa có tốc độ phân hủy sinh học rất nhỏ, sẽ vỡ thành những hạt nhỏ hơn và sau đó trở thành vi nhựa - là các hạt nhựa có đường kính dưới 5 mm.
Vi nhựa có hai loại: vi nhựa sơ cấp và vi nhựa thứ cấp
- Vi nhựa sơ cấp: là những hạt nhựa nhỏ thải trực tiếp ra môi trường. Phần lớn vi nhựa sơ cấp (98%) phát sinh từ các hoạt động trên đất liền, chỉ 2% được tạo ra từ các hoạt động trên biển. Vi nhựa sơ cấp phát sinh từ 7 nguồn chủ yếu, bao gồm: vải sợi tổng hợp (chiếm 35%), mài mòn lốp xe (chiếm 28%), bụi đô thị (chiếm 24%), vạch kẻ đường (chiếm 7%), sơn tàu (chiếm 3,7%), các sản phẩm chăm sóc cá nhân (chiếm 2%) và hạt/viên nhựa (chiếm 0,3%).
- Vi nhựa thứ cấp: thường ở dạng tấm, dạng mảnh, dạng sợi, dạng bọt xốp có kích thước rất nhỏ và là kết quả của sự phân rã của các mảnh nhựa lớn thành những mảnh nhựa nhỏ hơn, do các tác nhân vật lý, sinh học và hóa học gây ra. Các loại chất thải nhựa phát sinh trên đất liền không được thu gom, xử lý triệt để đe doạ nghiêm trọng đến môi trường, theo dòng chảy gây ô nhiễm biển và đại dương cùng với các loại chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động trên biển như khai thác, nuôi trồng thủy sản, vận tải biển, hoạt động công nghiệp trên biển, du lịch biển, các hoạt động giải trí trên biển.
Vi nhựa có hai loại: vi nhựa sơ cấp và vi nhựa thứ cấp
- Vi nhựa sơ cấp: là những hạt nhựa nhỏ thải trực tiếp ra môi trường. Phần lớn vi nhựa sơ cấp (98%) phát sinh từ các hoạt động trên đất liền, chỉ 2% được tạo ra từ các hoạt động trên biển. Vi nhựa sơ cấp phát sinh từ 7 nguồn chủ yếu, bao gồm: vải sợi tổng hợp (chiếm 35%), mài mòn lốp xe (chiếm 28%), bụi đô thị (chiếm 24%), vạch kẻ đường (chiếm 7%), sơn tàu (chiếm 3,7%), các sản phẩm chăm sóc cá nhân (chiếm 2%) và hạt/viên nhựa (chiếm 0,3%).
- Vi nhựa thứ cấp: thường ở dạng tấm, dạng mảnh, dạng sợi, dạng bọt xốp có kích thước rất nhỏ và là kết quả của sự phân rã của các mảnh nhựa lớn thành những mảnh nhựa nhỏ hơn, do các tác nhân vật lý, sinh học và hóa học gây ra. Các loại chất thải nhựa phát sinh trên đất liền không được thu gom, xử lý triệt để đe doạ nghiêm trọng đến môi trường, theo dòng chảy gây ô nhiễm biển và đại dương cùng với các loại chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động trên biển như khai thác, nuôi trồng thủy sản, vận tải biển, hoạt động công nghiệp trên biển, du lịch biển, các hoạt động giải trí trên biển.
Dòng chảy của nhựa
(A) Chất thải nhựa không được quản lý; (B) Chất thải nhựa bị vứt bỏ hoặc bị thất lạc; (C) Thải bỏ vi nhựa có chủ ý; (D) Thải bỏ vi nhựa không chủ ý
(Nguồn: Boucher, etla., 2020)
Ước tính mỗi năm lượng rác thải nhựa phát sinh là khoảng 12 triệu tấn, trong đó 2 triệu tấn tích tụ trong đất liền; 8 triệu tấn mảnh nhựa (> 5 mm) và 1,5 triệu tấn vi nhựa sơ cấp đổ ra đại dương; và 0,6 triệu tấn lưới đánh cá bị vứt xuống biển.
Theo tình hình như hiện nay, nếu lượng rác thải nhựa tăng theo tốc độ tăng sản lượng nhựa sản xuất hằng năm trên toàn thế giới giai đoạn 2005-2015 và không có các biện pháp tích cực để giảm thiểu rác thải nhựa, báo động đến năm 2050, số lượng mảnh nhựa trên bề mặt đại dương và ven biển có thể tăng gấp đôi so với năm 2020. Khi đó, gần 3 triệu tấn mảnh nhựa sẽ bị phân rã thành vi nhựa.
Hạt vi nhựa là loại rác thải có tác hại rất lớn gây ô nhiễm môi trường sống, đặc biệt là đối với các đại dương, gây nguy hại cho các loài sinh vật dưới nước và gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe con người. Các hạt vi nhựa lọt qua hệ thống xử lý nước thải ra sông hồ, ao và đại dương gây ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như chuỗi thức ăn.
Khi hạt vi nhựa hòa vào nguồn nước, chúng sẽ hấp thụ các hóa chất ô nhiễm trong nước và trở nên rất độc, chẳng hạn như kim loại nặng, thuốc trừ sâu clo hữu cơ, dược phẩm và các chất phụ gia công nghiệp rửa trôi,…. Vì đặc tính không tan và khó phân hủy nên có hàng nghìn hạt vi nhựa bị tích lại trong cơ thể sinh vật theo chuỗi thức ăn. Việc sử dụng các sinh vật biển và sản phẩm từ biển có chứa vi nhựa (thậm chí cả trong muối ăn) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Theo kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học ở Hàn Quốc và tổ chức Greenpeace Châu Á thực hiện, có đến 90% sản phẩm muối ăn được lấy mẫu từ nhiều nơi trên thế giới bị nhiễm vi nhựa. Ngoài ra, 83% mẫu nước xét nghiệm trên thế giới có chứa các hạt vi nhựa. Cứ mỗi một hạt vi nhựa vỡ sẽ sản sinh ra rất nhiều chất độc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người như gây mất cân bằng hoóc-môn, mắc các căn bệnh về thần kinh, các bệnh hô hấp, ảnh hưởng đến cấu trúc não bộ, gây tăng động, suy yếu và biến đổi hệ miễn dịch cùng hàng loạt những nguy cơ khác.
Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa tại Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng. Chất thải nhựa nếu không kiểm soát tốt sẽ đe dọa cuộc sống của các loài động thực vật thủy sinh, động vật biển, làm ô nhiễm môi trường, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội như du lịch, giao thông vận tải, nông nghiệp... Vì vậy, Việt Nam cũng như các quốc gia khác cần đưa ra các giải pháp hiệu quả để quản lý tốt hơn loại chất thải này.
Theo tình hình như hiện nay, nếu lượng rác thải nhựa tăng theo tốc độ tăng sản lượng nhựa sản xuất hằng năm trên toàn thế giới giai đoạn 2005-2015 và không có các biện pháp tích cực để giảm thiểu rác thải nhựa, báo động đến năm 2050, số lượng mảnh nhựa trên bề mặt đại dương và ven biển có thể tăng gấp đôi so với năm 2020. Khi đó, gần 3 triệu tấn mảnh nhựa sẽ bị phân rã thành vi nhựa.
Hạt vi nhựa là loại rác thải có tác hại rất lớn gây ô nhiễm môi trường sống, đặc biệt là đối với các đại dương, gây nguy hại cho các loài sinh vật dưới nước và gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe con người. Các hạt vi nhựa lọt qua hệ thống xử lý nước thải ra sông hồ, ao và đại dương gây ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như chuỗi thức ăn.
Khi hạt vi nhựa hòa vào nguồn nước, chúng sẽ hấp thụ các hóa chất ô nhiễm trong nước và trở nên rất độc, chẳng hạn như kim loại nặng, thuốc trừ sâu clo hữu cơ, dược phẩm và các chất phụ gia công nghiệp rửa trôi,…. Vì đặc tính không tan và khó phân hủy nên có hàng nghìn hạt vi nhựa bị tích lại trong cơ thể sinh vật theo chuỗi thức ăn. Việc sử dụng các sinh vật biển và sản phẩm từ biển có chứa vi nhựa (thậm chí cả trong muối ăn) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Theo kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học ở Hàn Quốc và tổ chức Greenpeace Châu Á thực hiện, có đến 90% sản phẩm muối ăn được lấy mẫu từ nhiều nơi trên thế giới bị nhiễm vi nhựa. Ngoài ra, 83% mẫu nước xét nghiệm trên thế giới có chứa các hạt vi nhựa. Cứ mỗi một hạt vi nhựa vỡ sẽ sản sinh ra rất nhiều chất độc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người như gây mất cân bằng hoóc-môn, mắc các căn bệnh về thần kinh, các bệnh hô hấp, ảnh hưởng đến cấu trúc não bộ, gây tăng động, suy yếu và biến đổi hệ miễn dịch cùng hàng loạt những nguy cơ khác.
Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa tại Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng. Chất thải nhựa nếu không kiểm soát tốt sẽ đe dọa cuộc sống của các loài động thực vật thủy sinh, động vật biển, làm ô nhiễm môi trường, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội như du lịch, giao thông vận tải, nông nghiệp... Vì vậy, Việt Nam cũng như các quốc gia khác cần đưa ra các giải pháp hiệu quả để quản lý tốt hơn loại chất thải này.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.