Theo Liên đoàn Quốc tế các Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ (IFOAM): Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất.
Trên cơ sở số liệu sáng chế tiếp cận được, chúng tôi đã phân tích và tra cứu được 652 sáng chế nộp đơn đăng ký bảo hộ về sản xuất nông nghiệp hữu cơ từ năm 1990 đến năm 2020. Đơn sáng chế về lĩnh vực này xuất hiện đầu tiên vào năm 1972, sau đó, số lượng sáng chế tăng dần theo thời gian. Năm 2016, số lượng đăng ký sáng chế nộp đơn nhiều nhất với 114 sáng chế.
Trên cơ sở số liệu sáng chế tiếp cận được, chúng tôi đã phân tích và tra cứu được 652 sáng chế nộp đơn đăng ký bảo hộ về sản xuất nông nghiệp hữu cơ từ năm 1990 đến năm 2020. Đơn sáng chế về lĩnh vực này xuất hiện đầu tiên vào năm 1972, sau đó, số lượng sáng chế tăng dần theo thời gian. Năm 2016, số lượng đăng ký sáng chế nộp đơn nhiều nhất với 114 sáng chế.
Hình 1. Số lượng đơn đăng ký sáng chế về sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo thời gian
Như vậy, giai đoạn năm 1990 – 2007 là giai đoạn sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa có nhiều sự đột phá, số lượng đơn đăng ký sáng chế còn ít. Từ giai đoạn 2008 – 2017 là giai đoạn phát triển bùng nổ về nông nghiệp hữu cơ tại nhiều nước trên thế giới, tập trung tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật… Giai đoạn 2018 – 2020 là giai đoạn các đơn sáng chế về nông nghiệp hữu cơ có xu hướng sụt giảm. Năm 2020, số lượng đơn sáng chế về nông nghiệp hữu cơ chỉ còn 55 đơn.
Hình 2: Các quốc gia có số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế nhiều nhất
Số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế về sản xuất nông nghiệp hữu cơ được nộp đơn bảo hộ nhiều nhất là tại Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Bang Nga và Hoa Kỳ với số lượng lần lượt là 434 đơn, 42 đơn, 30 đơn và 26 đơn.
Hình 3. Tỷ lệ số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế về sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chỉ số phân loại sáng chế quốc tế.
Từ số liệu thu thập được có thể dễ dàng nhận thấy, số lượng đơn đăng ký sáng chế về sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhiều nhất liên quan đến các hướng nghiên cứu về cây trồng hữu cơ, phương pháp bón phân và sản xuất phân bón hữu cơ từ rác thải, tỷ lệ chiếm gần 80%.
Một số sáng chế về nông nghiệp hữu cơ được trích dẫn nhiều nhất đó là: CN10383345A (Phương pháp điều chế phân bón hợp chất than sinh học nông nghiệp hữu cơ); JP2004118309A (Sản xuất gạo hữu cơ và tìm kiếm quy trình phân phối sản phẩm theo chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ thông qua mạng Internet), KR200016289A (Phương pháp sản xuất và sử dụng hợp chất cho nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn sự phá hoại của dịch bệnh và côn trùng không sử dụng hoá chất).
Từ những tài liệu đã tìm hiểu, chúng tôi nhận định rằng, nông nghiệp hữu cơ là một lĩnh vực đã xuất hiện từ lâu nhưng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, điều này chứng minh sự quan tâm của cả thế giới trong việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững nền nông nghiệp và đặc biệt là bảo vệ sức khoẻ người dân.
--------------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Cơ sở dữ liệu Derwent Innovation;
2. Willer, H. and Kilcher, L. (Eds.) (2011): The World of Organic Agriculture. Statistics and Emerging Trends 2009, IFOAM, Bonn, and FiBL, Frick (68-70)
3. Organic farming and certification* by Ms. Birthe Thode Jacobsen ITC Consultant