Tại Việt Nam, sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) vẫn chỉ dừng lại ở bước đầu phát triển với quy mô và phạm vi chưa lớn. Để phát triển NNHC vừa đảm bảo tính bền vững, đồng thời đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm thì Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của sản phẩm hữu cơ tới người quản lý, người sản xuất, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, chế biến, giám sát và chứng nhận sản phẩm NNHC.
- Giải pháp về chính sách: Các cơ quan nhà nước, Chính phủ cần ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể cho sản xuất NNHC như quy hoạch vùng sản xuất, hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, ưu đãi cho thuê đất... Đồng thời có những chính sách hỗ trợ, quan tâm tới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh liên quan tới phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, sinh học… Yếu tố thị trường có vai trò quan trọng trong phát triển NNHC. Vì vậy, các Bộ/ngành liên quan cần quan tâm, tìm hiểu thị trường tiềm năng giúp doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu và mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của sản phẩm hữu cơ tới người quản lý, người sản xuất, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, chế biến, giám sát và chứng nhận sản phẩm NNHC.
- Giải pháp về chính sách: Các cơ quan nhà nước, Chính phủ cần ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể cho sản xuất NNHC như quy hoạch vùng sản xuất, hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, ưu đãi cho thuê đất... Đồng thời có những chính sách hỗ trợ, quan tâm tới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh liên quan tới phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, sinh học… Yếu tố thị trường có vai trò quan trọng trong phát triển NNHC. Vì vậy, các Bộ/ngành liên quan cần quan tâm, tìm hiểu thị trường tiềm năng giúp doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu và mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Giải pháp về khoa học và công nghệ: Trong công tác nghiên cứu và đào tạo cần thực hiện hệ thống các giải pháp sau:
+ Đánh giá lại quy trình sản xuất sản phẩm hữu cơ của các doanh nghiệp trên các phương diện: quản lý, chất lượng, thương mại sản phẩm… để tìm ra những khó khăn, đề xuất giải pháp phù hợp cho phát triển NNHC.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, để rút ra bài học trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp và chiến lược phát triển trong thời gian tới.
+ Nghiên cứu lựa chọn và điều chỉnh giống cây trồng, vật nuôi; cách thức, kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn) của từng vùng sinh thái.
+ Nghiên cứu triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất NNHC: Trước tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một khó lường, gây ra nhiều bất lợi cho canh tác NNHC vốn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết do không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Việc sử dụng hệ thống nhà lưới, nhà kính, hệ thống phun nước tự động (nhỏ giọt hoặc phun sương), hệ thống cảm biến tự động… trong phát triển NNHC sẽ giúp giảm một cách đáng kể ảnh hưởng của thời tiết đến hoạt động sản xuất NNHC và giảm chi phí nhân công, từ đó đảm bảo hiệu quả kinh tế cũng như năng suất các sản phẩm NNHC.
- Giải pháp về hợp tác quốc tế: Cần có sự trao đổi kinh nghiệm, học tập, đào tạo nguồn nhân lực với các tổ chức quốc tế, các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, giúp các doanh nghiệp nước ta được giao lưu, học hỏi, tìm ra giải pháp cho nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và nền NNHC nói riêng thông qua việc kêu gọi sự đầu tư của các chương trình, dự án nước ngoài về NNHC; tổ chức các hội thảo, diễn đàn, hội nghị, các khóa tập huấn thúc đẩy hợp tác và trao đổi kinh nghiệm.
- Giải pháp khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất NNHC: Cần khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất và kinh doanh các sản phẩm NNHC; các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc hữu cơ. Đây sẽ là những doanh nghiệp có vai trò đầu tàu về việc ứng dụng những mô hình sản xuất hữu cơ chuẩn mực, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất đến các trang trại, hợp tác xã và hộ gia đình làm nông nghiệp.
Từ những số liệu thu thập được cùng với sự phân tích, đánh giá ở trên, chúng tôi kỳ vọng trong một tương lại không xa Việt Nam sẽ kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước để xây dựng một hành lang pháp lý vững vàng và hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển NNHC, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững ở nước ta./.
+ Đánh giá lại quy trình sản xuất sản phẩm hữu cơ của các doanh nghiệp trên các phương diện: quản lý, chất lượng, thương mại sản phẩm… để tìm ra những khó khăn, đề xuất giải pháp phù hợp cho phát triển NNHC.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, để rút ra bài học trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp và chiến lược phát triển trong thời gian tới.
+ Nghiên cứu lựa chọn và điều chỉnh giống cây trồng, vật nuôi; cách thức, kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn) của từng vùng sinh thái.
+ Nghiên cứu triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất NNHC: Trước tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một khó lường, gây ra nhiều bất lợi cho canh tác NNHC vốn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết do không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Việc sử dụng hệ thống nhà lưới, nhà kính, hệ thống phun nước tự động (nhỏ giọt hoặc phun sương), hệ thống cảm biến tự động… trong phát triển NNHC sẽ giúp giảm một cách đáng kể ảnh hưởng của thời tiết đến hoạt động sản xuất NNHC và giảm chi phí nhân công, từ đó đảm bảo hiệu quả kinh tế cũng như năng suất các sản phẩm NNHC.
- Giải pháp về hợp tác quốc tế: Cần có sự trao đổi kinh nghiệm, học tập, đào tạo nguồn nhân lực với các tổ chức quốc tế, các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, giúp các doanh nghiệp nước ta được giao lưu, học hỏi, tìm ra giải pháp cho nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và nền NNHC nói riêng thông qua việc kêu gọi sự đầu tư của các chương trình, dự án nước ngoài về NNHC; tổ chức các hội thảo, diễn đàn, hội nghị, các khóa tập huấn thúc đẩy hợp tác và trao đổi kinh nghiệm.
- Giải pháp khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất NNHC: Cần khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất và kinh doanh các sản phẩm NNHC; các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc hữu cơ. Đây sẽ là những doanh nghiệp có vai trò đầu tàu về việc ứng dụng những mô hình sản xuất hữu cơ chuẩn mực, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất đến các trang trại, hợp tác xã và hộ gia đình làm nông nghiệp.
Từ những số liệu thu thập được cùng với sự phân tích, đánh giá ở trên, chúng tôi kỳ vọng trong một tương lại không xa Việt Nam sẽ kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước để xây dựng một hành lang pháp lý vững vàng và hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển NNHC, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững ở nước ta./.