(0243) 943 9663 Địa chỉ: 39 Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Nông nghiệp công nghệ cao – Thời cơ và thách thức

Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là sự kết hợp giữa công nghệ và nông nghiệp để thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp. Các công nghệ cao có thể bao gồm việc sử dụng các phương pháp trồng trọt công nghệ cao, lập kế hoạch và áp dụng nhiều phương tiện truyền thông vào quá trình nông nghiệp.
 
Bên trong nhà kính ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn PAN

1. Thời cơ của nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam trong tình hình mới
Hiện nay, khoa học công nghệ đang giúp cải thiện ngành nông nghiệp tại nước ta bằng cách hỗ trợ trong việc hợp tác và tích hợp các yếu tố hữu ích như nông nghiệp hợp lý, khoa học kỹ thuật, các công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại hóa, và đặc biệt là các công nghệ thực vật và động vật. Các công nghệ này đã được sử dụng để tăng hiệu quả và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Các công nghệ cải tiến này cũng cung cấp các công cụ và kỹ thuật hỗ trợ để tăng sự linh hoạt và tối ưu hóa quá trình sản xuất, đảm bảo rằng nông dân được hưởng lợi tối đa từ các công nghệ mới và các cải tiến trồng trọt hiện đại. Cụ thể, trải qua 35 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn. Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 1986 - 2010 đạt 5,5%/ năm; giai đoạn 2011 - 2015 đạt trung bình 3,1%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 2,7%. Giá trị gia tăng cao và ổn định hơn các nước khác trong khu vực, tăng từ 55,7% năm 2010 lên 61,1% năm 2019. Tỷ lệ cơ giới hoá một số khâu trong nông nghiệp nước ta đạt mức khá cao như khâu làm đất lá, bảo vệ thực vật lúa và các cây trồng khác, khâu thu hoạch lúa,….
Việt Nam từ một nước thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu đứng thứ hai ở Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới về xuất khẩu nông sản. Nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đến 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU... Những kết quả đạt được của ngành nông nghiệp sau 35 năm đổi mới đã chứng minh vai trò quan trọng của nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
2. Khó khăn, thách thức đối với nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam
Từ thực tiễn cho thấy, muốn làm tốt NNCNC cần nhiều yếu tố: cơ chế, chính sách sát thực tế, khuyến khích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN) tham gia; vốn, đất, nguồn nhân lực, công nghệ… Tuy nhiên, ngành NNCNC của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như sau:
Đầu tiên là vấn đề tích tụ ruộng đất. Có tới 63% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai, đặc biệt là vướng mắc trong cơ chế thỏa thuận. Do ruộng đất manh mún, khung giá đất chưa phù hợp với thị trường, số hộ canh tác quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ lớn, nên để thực hiện được dự án đầu tư, doanh nghiệp phải thỏa thuận với rất nhiều hộ dân. Đây là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp thực hiện tập trung ruộng đất cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn. Tiếp đến là vốn, DN đang gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn, nhất là các DN nhỏ và vừa vì thủ tục vay vốn ngân hàng còn phức tạp, phải có tài sản bảo đảm mới được vay. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), hiện mới chỉ có hơn 3.600 DN nông nghiệp, chiếm dưới 1% tổng số DN hoạt động (420.251 DN). Nhiều DN chưa “mặn mà” tham gia đầu tư vào NNCNC do vốn ít, thiếu quỹ đất phát triển sản xuất, đầu tư nhiều rủi ro.
Mặt khác, nguồn nhân lực cho NNCNC cũng đang thiếu. Khu vực nông nghiệp - nông thôn nước ta chiếm 70% về diện tích, gần 70% số dân, 46% số lao động cả nước, song phần lớn số lao động trong độ tuổi lại chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho DN nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ cao của Việt Nam còn thiếu định hướng, hạn chế trong vấn đề chuyển giao công nghệ. Các khu NNCNC phát triển thiếu đồng bộ, chưa tận dụng được lợi thế về hạ tầng hay nguồn nhân lực của nhau, dẫn đến sự lãng phí về đầu tư, hiệu quả kinh tế chưa cao. Có nhiều nguyên nhân, như: hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đồng đều. Lựa chọn mô hình, sản phẩm sản xuất chưa phù hợp. Việc chế biến, bảo quản sản phẩm NNCNC còn ở quy mô nhỏ, phân tán, chưa có các DN, trang trại ứng dụng đồng bộ. Tỷ lệ sử dụng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, diện tích cây trồng, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao còn thấp…
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp nước ta còn phụ thuộc khá nhiều vào khí hậu, thời tiết. Trong khi, Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng cực đoan, bất thường, khó kiểm soát, các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung sẽ bị hạn hán nhiều hơn; số đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, bão lũ sẽ gây ảnh hưởng ngày thêm nặng nề trên quy mô cả nước. Biến đổi khí hậu tạo ra thách thức vô cùng to lớn đối với việc sử dụng tài nguyên nước và đất. Những ảnh hưởng trên khiến cho việc phát triển nông nghiệp gặp bất lợi lớn, do đó cần có các chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
3. Giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Hội nghị lần thứ 4 khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW, nhấn mạnh những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học - công nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Đại hội XIII xác định: “Chú trọng phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương... nâng cao giá trị nông sản trong các chuỗi giá trị”.
Để thực hiện chủ trương của Đảng, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, Nhà nước cần tạo lập các điều kiện tiền đề cần thiết để ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp. Một mặt, Nhà nước gia tăng nguồn lực đầu tư để tạo lập các điều kiện mà thị trường chưa thể tạo lập hoặc tạo lập chưa đầy đủ. Mặt khác, Nhà nước sử dụng các nguyên tắc thị trường trong việc phân bổ nguồn lực công theo nguyên tắc cạnh tranh và tạo lập đầy đủ các loại thị trường, nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp. Hai phương thức này tương hỗ nhau, giúp hoàn thiện vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0, đó là:
Thứ nhất, hoàn thiện quy hoạch tổng thể đối với nông nghiệp;
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai, thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất cho phát triển nông nghiệp tập trung và chuỗi giá trị sản xuất;
Thứ ba, tăng cường hỗ trợ vốn và đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước về khoa học - công nghệ cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
Thứ tư, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp;
Thứ năm, tăng cường hỗ trợ thông tin thị trường và mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu nông sản.
Bên cạnh đó, các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao bao gồm các công nghệ như công nghệ công bố, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm, công nghệ cải thiện độ ẩm của đất, công nghệ tự động hóa thu hoạch, các công nghệ phân tử, công nghệ tự hành và công nghệ kết nối. Các công nghệ này đều có thể giúp cải thiện hiệu năng nông nghiệp, giảm chi phí và tăng năng suất và hiệu quả để làm nên sự khác biệt trong nông nghiệp công nghệ cao.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.

Tin tức liên quan khác

Đối tác
(0243) 943 9663