Cơ giới hóa trong sản xuất và chế biến đã được áp dụng trong các mắt xích của chuỗi cung ứng lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, song tính đồng bộ chưa cao. Nhiều khâu trong quá trình sản xuất, chế biến vẫn làm thủ công đã gây ra nhiều lãng phí và tỷ lệ hao hụt cao trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo.
Với các giải pháp công nghệ tiên tiến hiện nay sẽ giúp giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong ngành lúa gạo.
Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo
Để khẳng định thương hiệu riêng cho hạt gạo Việt Nam và mang lại lợi ích tương xứng cho người trồng lúa đòi hỏi phải tổ chức chuỗi giá trị lúa gạo một cách khoa học, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho gạo Việt, nhất là với sản phẩm gạo thơm tăng giá trị, vừa khẳng định thương hiệu hạt gạo Việt trên trường quốc tế. Chỉ một thời gian ngắn sau khi Hiệp định đi vào thực thi, một số doanh nghiệp Việt Nam đã đàm phán được đơn hàng xuất khẩu gạo thơm với giá trên 1.000 USD/tấn.
Bên cạnh đó, tín hiệu tích cực là những năm gần đây Việt Nam đã sản xuất được các giống lúa chất lượng cao, được thế giới công nhận. Nhưng để phát huy giá trị các giống lúa đó thành thương hiệu cho ngành gạo Việt Nam cần có cơ chế liên kết sản xuất hiệu quả hơn. Theo đó, chất lượng lúa gạo được duy trì ổn định là nền tảng cơ bản để xây dựng thương hiệu riêng cho từng loại gạo Việt Nam. Khi đã có thương hiệu, giá trị hạt gạo bán ra thị trường tăng lên thì lợi nhuận của người trồng lúa cũng sẽ được nâng lên tương xứng. Kết hợp tăng diện tích vùng trồng lúa chất lượng cao để tăng sản lượng xuất khẩu; đa dạng hóa các loại giống, xây dựng thương hiệu một số giống lúa đã được chứng nhận của Việt Nam tại thị trường EU.
Bảo quản hạt gạo bằng hệ thống silo
Thu hoạch và bảo quản lúa là khâu cuối cùng trong một mùa vụ của những người nông dân. Dưới ánh nắng mặt trời, bằng phương pháp thủ công, người gieo trồng chỉ có thể tích trữ được lượng thóc của họ trong thời gian rất ngắn. Còn ở những nhà kho lớn hơn, chất lượng của thóc gạo cũng sẽ không cao bởi điều kiện bảo quản còn quá đơn giản.
Một hệ thống Silo mới có khả năng khắc phục những nhược điểm của nhiều phương pháp bảo quản hiện nay. Sản phẩm được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và chế tạo trong nước nhằm đưa ra phương án tối ưu để giảm thiểu những thiệt hại nông sản trong kho bảo quản.
Mô hình hoạt động theo nguyên lý chống được nhiệt bên ngoài đốt nóng và thoát được nhiệt từ bên trong ra bằng chế độ thông thoáng. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nhiệt độ an toàn và hợp lý là 35 độ C. Với nhiệt độ được xác định như vậy nên quá trình đưa thóc vào Silo cũng phải tuân thủ theo trình tự làm sạch, loại bỏ chất tạp, sấy bổ sung nhờ hệ thống lò đốt và cuối cùng qua băng gàu tải để vào Silo. Bản thân Silo lúc này cũng được cải tiến: từ chi tiết mái giúp gạo chảy xuống đều, bên trong có quạt thông gió để điều hoà nhiệt độ, các cạnh chống nóng được tăng cường và quan trọng là bốn phễu thu được lắp đặt để giúp lấy thóc ra một cách dễ dàng.
Với một lượng gạo xuất khẩu hàng năm khá cao, Việt Nam cần có những qui trình cải tiến trong bảo quản sản phẩm lương thực, một dạng Silo có kết cấu mới phù hợp với khí hậu đặc thù của Việt Nam, giải được bài toán về cân bằng độ ẩm và quan trọng giảm tỉ lệ hao hụt, nâng cao chất lượng bảo quản chính là mục tiêu cần hướng tới.
Máy nén khí _sự lựa chọn cho ngành lúa gạo
Trong những năm gần đây, công nghệ đã cách mạng hóa việc chế biến gạo đến nỗi ngay cả trong giai đoạn phân loại, các máy móc tiên tiến cao như máy phân loại màu cũng được kết hợp. Những máy phân loại này đã được áp dụng để loại bỏ các hạt bị đổi màu khỏi gạo trắng. Máy phân loại màu sử dụng các hệ thống dựa trên máy ảnh để xem các hạt gạo ở các bước sóng khác nhau. Với một luồng khí nén bắn ra từ một máy phun, các hạt hoặc tạp chất như những viên đá nhỏ sẽ được đưa ra khỏi gạo vào một máy thu khác.
Chất lượng của khí nén được sử dụng để đẩy các chất gây ô nhiễm là rất quan trọng đối với quá trình này. Khí nén cần phải không có dầu và hơi ẩm để nó tiếp xúc trực tiếp với gạo và cũng vì nó có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của các bộ phận quan trọng như đầu phun của máy phân loại.
Trong đó việc phân loại hạt chính xác là vấn đề cơ bản đối với ngành chế biến gạo, máy nén khí trục đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện quá trình phân loại gạo trên toàn thế giới. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp hóa, nhu cầu về máy phân loại trong ngành lúa gạo chắc chắn sẽ tăng lên và luôn đi trước bằng cách cung cấp các giải pháp khí nén tùy chỉnh cho phù hợp với yêu cầu cụ thể như vậy.
GRANIFRIGOR ™ – công nghệ mới chế biến gạo
Các loại ngũ cốc đều có thể làm lạnh bằng máy GRANIFRIGOR ™. Nhưng ứng dụng kinh tế nhất là trong ngành lúa gạo, vì đây là loại cây trồng duy nhất đòi hỏi sau khi thu hoạch và bảo quản chất lượng hạt gạo không được thay đổi nhiều. Máy được sử dụng để làm thoáng hạt ngay sau khi thu hoạch, làm lạnh sau đó bằng GRANIFRIGOR ™ đảm bảo rằng hạt không bị côn trùng hoặc nấm làm hỏng. Được phát minh vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, sự phát triển của công nghệ làm mát Granifrigor ngày càng trở nên thân thiện với môi trường.
GRANIFRIGOR ™ bao gồm 12 loại máy có kích cỡ khác nhau, được sản xuất để đáp ứng nhu cầu đa dạng về công suất và khu vực khí hậu. Máy làm lạnh lúa gạo có công suất lớn nhất, có thể vận chuyển bằng container đến nhiều nơi khác nhau trên toàn thế giới.
Giải pháp công nghệ chế biến gạo đồ cao cấp
Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng. Trong quá trình đồ lúa có thể được xử lý dưới áp lực hoặc chân không hoàn toàn hoặc một phần. Quá trình đồ gạo làm thay đổi cấu trúc và sự phân bố dinh dưỡng trong hạt gạo.
Hiện nay, bánh gạo hay snack gạo là món ăn vặt ưa thích của người tiêu dùng giữa các bữa chính. Trước khi làm bánh, gạo được tăng độ ẩm và đưa vào khuôn máy. Trong khuôn, gạo bị nén và làm nóng nhanh khiến hạt gạo phồng to. Do bị ép trong khuôn nên các hạt gạo dính vào nhau và tạo hình chiếc bánh. Bánh có nhiều hình dáng khác nhau: bánh tròn đường kính 9 cm, bánh tròn hoặc tam giác nhỏ hơn... có vị trung tính, hơi nhạt.
Tại Việt Nam, do thay đổi cách chi tiêu ở giới trẻ và do thu nhập bình quân tăng lên, nên thị trường ăn vặt ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà sản xuất. Cuộc sống đang thay đổi theo lối công nghiệp, khiến giới trẻ tiêu dùng nhiều hơn và chuyện ăn vặt trở thành nhu cầu thiết yếu trong các buổi gặp mặt.
Giải pháp công nghệ biến phế phẩm thành nguồn năng lượng có giá trị
Khối lượng trấu chiếm 20% trong thành phần hạt thóc, vậy mỗi năm có xấp xỉ 9 triệu tấn trấu thải ra môi trường, đây là số lượng chất thải khổng lồ mà nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường và là một sự lãng phí lớn. Đã có những dự án dùng trấu để đốt vận hành nhà máy nhiệt điện nhưng tính ra thấy giá trị kinh tế thấp nên không khả thi. Mặt khác chất thải của các quá trình vận hành ở trên là tro trấu thì không dùng vào việc gì cho hết, cũng không thể tinh chế oxit silic từ tro này được vì hàm lượng oxit silic (SiO2) rất thấp, do đó đầu tư công nghệ không hiệu quả.
Trong bài viết này sẽ trình bày về giải pháp ứng dụng công nghệ nhiệt phân để sản xuất SiO2 hiệu quả cao. Oxit silic thu được từ trấu thường có dạng vô định hình (hình thức dạng bột), có kích thước dạng hạt nhỏ cỡ vài micron(µm) có độ rỗng giữa các hạt kích thước 0,0045µm vì vậy diện tích riêng tiếp xúc bề mặt rất lớn đạt tới 321 m2/1g. Chính bởi có những đặc tính nêu trên mà oxit silic có hoạt tính rất cao.
Do vậy, mục tiêu của công nghệ hướng tới là công nghệ nhiệt phân trấu đặc biệt tạo ra 2 loại sản phẩm:
Sản phẩm 1: Oxit silic hàm lượng cao từ tro trấu nhiệt phân.
Sản phẩm 2: Nhiệt lượng.
Giải pháp công nghệ độc đáo này do các nhà khoa học Nga sáng chế ra, khác với công nghệ đốt trấu truyền thống là ở công nghệ đốt truyền thống thì tro trấu là chất thải gần như bỏ đi, chỉ sử dụng một phần không đáng kể làm vật liệu xây dựng và một số việc khác. Còn trong công nghệ mới này tro trấu được sử dụng là nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất. Phần khí thải được thu hồi thành nhiệt lượng, vì vậy không thải ra môi trường những chất thải độc hại. Oxit silic thu được có độ tinh khiết đạt tới trên 90%, có thể đạt tới 99,99%.
Thông thường đốt trấu trong điều kiện không khí tự nhiên chỉ thu được tro trấu có hàm lượng oxit silic thấp. Trong công nghệ này, trấu được đốt trong lò nhiệt phân có điều khiển kiểm soát nhiệt độ tăng dần theo lập trình của nhà sản xuất. Trấu nguyên liệu đầu vào có độ ẩm trung bình 10%, có thể cao hơn nhưng không quá 25%. Không cần phải sấy trấu trước khi cho vào lò. Lò có hệ thống điều khiển tự động do người điều khiển máy lập trình trước. Ví dụ có thể điều khiển để lò có tốc độ tăng nhiệt 5oC/phút, 10oC/phút, 15oC/phút…
Cũng có chế độ hãm ở một nhiệt độ nào đó 30 phút hay 60 phút… Hệ thống lò có thể điều tiết tự động van đóng mở để cho không khí vào nhiều hay ít tùy thuộc vào chế độ theo yêu cầu của công nghệ mà người điều khiển mong muốn. Hệ thống lò tiên tiến này rất tiết kiệm nhiên liệu, an toàn, có hiệu suất cao.
Công nghệ xử lý, tái chế trấu thành nguyên liệu quý SiO2 và nhiệt lượng hữu ích đã được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành dây chuyền sản xuất ổn định có hiệu quả cao tại Nga. Dây chuyền công nghệ này không chỉ xử lý tái chế trấu thành oxit silic mà còn có khả năng chế biến rơm, rạ cũng là chất thải của đồng ruộng thành oxit silic tương tự.
Việc triển khai công nghệ này tại Việt Nam sẽ là một đóng góp giá trị cho chủ trương của Chính phủ phát triển đồng bộ công nghiệp trong nông nghiệp nhằm phát huy tiềm năng của nông nghiệp, góp phần hiện đại hóa ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết an sinh xã hội.
----------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Công nghệ biến trấu thành nguyên liệu quý (nongnghiep.vn)
2. https://nongnghiep.vn/cong-nghe-bien-trau-thanh-nguyen-lieu-quy-d186835.html
3. https://vneconomy.vn/giai-phap-cong-nghe-nang-tam-lua-gao-viet-nam.htm
Với các giải pháp công nghệ tiên tiến hiện nay sẽ giúp giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong ngành lúa gạo.
Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo
Để khẳng định thương hiệu riêng cho hạt gạo Việt Nam và mang lại lợi ích tương xứng cho người trồng lúa đòi hỏi phải tổ chức chuỗi giá trị lúa gạo một cách khoa học, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho gạo Việt, nhất là với sản phẩm gạo thơm tăng giá trị, vừa khẳng định thương hiệu hạt gạo Việt trên trường quốc tế. Chỉ một thời gian ngắn sau khi Hiệp định đi vào thực thi, một số doanh nghiệp Việt Nam đã đàm phán được đơn hàng xuất khẩu gạo thơm với giá trên 1.000 USD/tấn.
Bên cạnh đó, tín hiệu tích cực là những năm gần đây Việt Nam đã sản xuất được các giống lúa chất lượng cao, được thế giới công nhận. Nhưng để phát huy giá trị các giống lúa đó thành thương hiệu cho ngành gạo Việt Nam cần có cơ chế liên kết sản xuất hiệu quả hơn. Theo đó, chất lượng lúa gạo được duy trì ổn định là nền tảng cơ bản để xây dựng thương hiệu riêng cho từng loại gạo Việt Nam. Khi đã có thương hiệu, giá trị hạt gạo bán ra thị trường tăng lên thì lợi nhuận của người trồng lúa cũng sẽ được nâng lên tương xứng. Kết hợp tăng diện tích vùng trồng lúa chất lượng cao để tăng sản lượng xuất khẩu; đa dạng hóa các loại giống, xây dựng thương hiệu một số giống lúa đã được chứng nhận của Việt Nam tại thị trường EU.
Bảo quản hạt gạo bằng hệ thống silo
Thu hoạch và bảo quản lúa là khâu cuối cùng trong một mùa vụ của những người nông dân. Dưới ánh nắng mặt trời, bằng phương pháp thủ công, người gieo trồng chỉ có thể tích trữ được lượng thóc của họ trong thời gian rất ngắn. Còn ở những nhà kho lớn hơn, chất lượng của thóc gạo cũng sẽ không cao bởi điều kiện bảo quản còn quá đơn giản.
Một hệ thống Silo mới có khả năng khắc phục những nhược điểm của nhiều phương pháp bảo quản hiện nay. Sản phẩm được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và chế tạo trong nước nhằm đưa ra phương án tối ưu để giảm thiểu những thiệt hại nông sản trong kho bảo quản.
Mô hình hoạt động theo nguyên lý chống được nhiệt bên ngoài đốt nóng và thoát được nhiệt từ bên trong ra bằng chế độ thông thoáng. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nhiệt độ an toàn và hợp lý là 35 độ C. Với nhiệt độ được xác định như vậy nên quá trình đưa thóc vào Silo cũng phải tuân thủ theo trình tự làm sạch, loại bỏ chất tạp, sấy bổ sung nhờ hệ thống lò đốt và cuối cùng qua băng gàu tải để vào Silo. Bản thân Silo lúc này cũng được cải tiến: từ chi tiết mái giúp gạo chảy xuống đều, bên trong có quạt thông gió để điều hoà nhiệt độ, các cạnh chống nóng được tăng cường và quan trọng là bốn phễu thu được lắp đặt để giúp lấy thóc ra một cách dễ dàng.
Với một lượng gạo xuất khẩu hàng năm khá cao, Việt Nam cần có những qui trình cải tiến trong bảo quản sản phẩm lương thực, một dạng Silo có kết cấu mới phù hợp với khí hậu đặc thù của Việt Nam, giải được bài toán về cân bằng độ ẩm và quan trọng giảm tỉ lệ hao hụt, nâng cao chất lượng bảo quản chính là mục tiêu cần hướng tới.
Máy nén khí _sự lựa chọn cho ngành lúa gạo
Trong những năm gần đây, công nghệ đã cách mạng hóa việc chế biến gạo đến nỗi ngay cả trong giai đoạn phân loại, các máy móc tiên tiến cao như máy phân loại màu cũng được kết hợp. Những máy phân loại này đã được áp dụng để loại bỏ các hạt bị đổi màu khỏi gạo trắng. Máy phân loại màu sử dụng các hệ thống dựa trên máy ảnh để xem các hạt gạo ở các bước sóng khác nhau. Với một luồng khí nén bắn ra từ một máy phun, các hạt hoặc tạp chất như những viên đá nhỏ sẽ được đưa ra khỏi gạo vào một máy thu khác.
Chất lượng của khí nén được sử dụng để đẩy các chất gây ô nhiễm là rất quan trọng đối với quá trình này. Khí nén cần phải không có dầu và hơi ẩm để nó tiếp xúc trực tiếp với gạo và cũng vì nó có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của các bộ phận quan trọng như đầu phun của máy phân loại.
Trong đó việc phân loại hạt chính xác là vấn đề cơ bản đối với ngành chế biến gạo, máy nén khí trục đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện quá trình phân loại gạo trên toàn thế giới. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp hóa, nhu cầu về máy phân loại trong ngành lúa gạo chắc chắn sẽ tăng lên và luôn đi trước bằng cách cung cấp các giải pháp khí nén tùy chỉnh cho phù hợp với yêu cầu cụ thể như vậy.
GRANIFRIGOR ™ – công nghệ mới chế biến gạo
Các loại ngũ cốc đều có thể làm lạnh bằng máy GRANIFRIGOR ™. Nhưng ứng dụng kinh tế nhất là trong ngành lúa gạo, vì đây là loại cây trồng duy nhất đòi hỏi sau khi thu hoạch và bảo quản chất lượng hạt gạo không được thay đổi nhiều. Máy được sử dụng để làm thoáng hạt ngay sau khi thu hoạch, làm lạnh sau đó bằng GRANIFRIGOR ™ đảm bảo rằng hạt không bị côn trùng hoặc nấm làm hỏng. Được phát minh vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, sự phát triển của công nghệ làm mát Granifrigor ngày càng trở nên thân thiện với môi trường.
GRANIFRIGOR ™ bao gồm 12 loại máy có kích cỡ khác nhau, được sản xuất để đáp ứng nhu cầu đa dạng về công suất và khu vực khí hậu. Máy làm lạnh lúa gạo có công suất lớn nhất, có thể vận chuyển bằng container đến nhiều nơi khác nhau trên toàn thế giới.
Giải pháp công nghệ chế biến gạo đồ cao cấp
Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng. Trong quá trình đồ lúa có thể được xử lý dưới áp lực hoặc chân không hoàn toàn hoặc một phần. Quá trình đồ gạo làm thay đổi cấu trúc và sự phân bố dinh dưỡng trong hạt gạo.
Hiện nay, bánh gạo hay snack gạo là món ăn vặt ưa thích của người tiêu dùng giữa các bữa chính. Trước khi làm bánh, gạo được tăng độ ẩm và đưa vào khuôn máy. Trong khuôn, gạo bị nén và làm nóng nhanh khiến hạt gạo phồng to. Do bị ép trong khuôn nên các hạt gạo dính vào nhau và tạo hình chiếc bánh. Bánh có nhiều hình dáng khác nhau: bánh tròn đường kính 9 cm, bánh tròn hoặc tam giác nhỏ hơn... có vị trung tính, hơi nhạt.
Tại Việt Nam, do thay đổi cách chi tiêu ở giới trẻ và do thu nhập bình quân tăng lên, nên thị trường ăn vặt ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà sản xuất. Cuộc sống đang thay đổi theo lối công nghiệp, khiến giới trẻ tiêu dùng nhiều hơn và chuyện ăn vặt trở thành nhu cầu thiết yếu trong các buổi gặp mặt.
Giải pháp công nghệ biến phế phẩm thành nguồn năng lượng có giá trị
Khối lượng trấu chiếm 20% trong thành phần hạt thóc, vậy mỗi năm có xấp xỉ 9 triệu tấn trấu thải ra môi trường, đây là số lượng chất thải khổng lồ mà nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường và là một sự lãng phí lớn. Đã có những dự án dùng trấu để đốt vận hành nhà máy nhiệt điện nhưng tính ra thấy giá trị kinh tế thấp nên không khả thi. Mặt khác chất thải của các quá trình vận hành ở trên là tro trấu thì không dùng vào việc gì cho hết, cũng không thể tinh chế oxit silic từ tro này được vì hàm lượng oxit silic (SiO2) rất thấp, do đó đầu tư công nghệ không hiệu quả.
Trong bài viết này sẽ trình bày về giải pháp ứng dụng công nghệ nhiệt phân để sản xuất SiO2 hiệu quả cao. Oxit silic thu được từ trấu thường có dạng vô định hình (hình thức dạng bột), có kích thước dạng hạt nhỏ cỡ vài micron(µm) có độ rỗng giữa các hạt kích thước 0,0045µm vì vậy diện tích riêng tiếp xúc bề mặt rất lớn đạt tới 321 m2/1g. Chính bởi có những đặc tính nêu trên mà oxit silic có hoạt tính rất cao.
Do vậy, mục tiêu của công nghệ hướng tới là công nghệ nhiệt phân trấu đặc biệt tạo ra 2 loại sản phẩm:
Sản phẩm 1: Oxit silic hàm lượng cao từ tro trấu nhiệt phân.
Sản phẩm 2: Nhiệt lượng.
Giải pháp công nghệ độc đáo này do các nhà khoa học Nga sáng chế ra, khác với công nghệ đốt trấu truyền thống là ở công nghệ đốt truyền thống thì tro trấu là chất thải gần như bỏ đi, chỉ sử dụng một phần không đáng kể làm vật liệu xây dựng và một số việc khác. Còn trong công nghệ mới này tro trấu được sử dụng là nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất. Phần khí thải được thu hồi thành nhiệt lượng, vì vậy không thải ra môi trường những chất thải độc hại. Oxit silic thu được có độ tinh khiết đạt tới trên 90%, có thể đạt tới 99,99%.
Thông thường đốt trấu trong điều kiện không khí tự nhiên chỉ thu được tro trấu có hàm lượng oxit silic thấp. Trong công nghệ này, trấu được đốt trong lò nhiệt phân có điều khiển kiểm soát nhiệt độ tăng dần theo lập trình của nhà sản xuất. Trấu nguyên liệu đầu vào có độ ẩm trung bình 10%, có thể cao hơn nhưng không quá 25%. Không cần phải sấy trấu trước khi cho vào lò. Lò có hệ thống điều khiển tự động do người điều khiển máy lập trình trước. Ví dụ có thể điều khiển để lò có tốc độ tăng nhiệt 5oC/phút, 10oC/phút, 15oC/phút…
Cũng có chế độ hãm ở một nhiệt độ nào đó 30 phút hay 60 phút… Hệ thống lò có thể điều tiết tự động van đóng mở để cho không khí vào nhiều hay ít tùy thuộc vào chế độ theo yêu cầu của công nghệ mà người điều khiển mong muốn. Hệ thống lò tiên tiến này rất tiết kiệm nhiên liệu, an toàn, có hiệu suất cao.
Công nghệ xử lý, tái chế trấu thành nguyên liệu quý SiO2 và nhiệt lượng hữu ích đã được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành dây chuyền sản xuất ổn định có hiệu quả cao tại Nga. Dây chuyền công nghệ này không chỉ xử lý tái chế trấu thành oxit silic mà còn có khả năng chế biến rơm, rạ cũng là chất thải của đồng ruộng thành oxit silic tương tự.
Việc triển khai công nghệ này tại Việt Nam sẽ là một đóng góp giá trị cho chủ trương của Chính phủ phát triển đồng bộ công nghiệp trong nông nghiệp nhằm phát huy tiềm năng của nông nghiệp, góp phần hiện đại hóa ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết an sinh xã hội.
----------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Công nghệ biến trấu thành nguyên liệu quý (nongnghiep.vn)
2. https://nongnghiep.vn/cong-nghe-bien-trau-thanh-nguyen-lieu-quy-d186835.html
3. https://vneconomy.vn/giai-phap-cong-nghe-nang-tam-lua-gao-viet-nam.htm
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.