FUSION là chương trình quốc gia tài trợ cho nghiên cứu và đổi mới sáng tạo (R&I) của chính phủ Malta được ra mắt vào năm 2014. Chương trình nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động R&I tại địa phương, đồng thời cung cấp hỗ trợ tài chính cần thiết cho các tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp… để đưa ý tưởng sáng tạo của mình vào thị trường. Chương trình được quản lý bởi Hội đồng Khoa học và Công nghệ Malta (Malta Council for Science and Technology) với tư cách là cơ quan chủ quản.
Malta là một đảo quốc nhỏ thuộc quần đảo Malta, nằm giữa Sicily (nước Ý) và bờ biển Bắc Phi. Là quốc gia duy nhất trên thế giới thuộc 4 khối kinh tế lớn, bao gồm: Liên minh châu Âu (EU), Khu vực đồng tiền chung Euro, Khối Schengen, và Khối Thịnh vượng chung, Malta có nền kinh tế công nghiệp hóa rất phát triển và được ví như “Thụy Sĩ của Nam Âu”. GDP của quốc gia này vào năm 2020 đạt 14,65 tỷ USD, trong đó GDP bình quân đầu người đạt 27.885 USD [1].
Ngành công nghiệp chế tạo là một trong những ngành trọng tâm của kinh tế Malta, hiện đóng góp tới 20% GDP của đất nước. Quốc đảo cung cấp các ưu đãi để thu hút đầu tư vào sản xuất công nghệ cao (nhựa, cơ khí chính xác, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, công nghệ y tế, sản xuất dược phẩm…), công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), nghiên cứu và phát triển (R&D), bảo trì hàng không và hàng không, dịch vụ tài chính, công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo và trò chơi kỹ thuật số.
Lĩnh vực sản xuất ở Malta được định hướng phát triển và hỗ trợ lẫn nhau theo hệ thống. Hầu hết các công ty sản xuất được đặt tại Malta do lợi ích từ việc trợ cấp chi phí sản xuất, chẳng hạn như ưu đãi điện và thuế đối với nguyên liệu thô; hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng đến Địa Trung Hải và Châu Âu với chi phí tiết kiệm, v.v..
Lĩnh vực R&D của Malta cũng được đánh giá là có tiềm năng đáng kể. Trong Chiến lược quốc gia về Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo (The National Research and Innovation Strategy), chính phủ Malta nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tăng cường, củng cố nền tảng tri thức về R&D, đặc biệt là thông qua thu hút nhiều nghiên cứu sinh tiến sĩ và sau tiến sĩ vào khu vực này. Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ Malta đã đưa ra một kế hoạch hành động liên tục nhằm xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tốt, vừa thu hút được nhân lực R&D chất lượng cao, vừa giúp nâng cao năng lực sáng tạo cho các doanh nghiệp.
FUSION là một trong những chương trình tài trợ quốc gia nằm trong kế hoạch hành động nói trên. Chương trình nhằm thúc đẩy các hoạt động R&I ở địa phương cũng như cung cấp hỗ trợ cần thiết cho các nhà nghiên cứu và nhà công nghệ để biến những ý tưởng sáng tạo của họ thành hiện thực, sẵn sàng cho thị trường. Cụ thể, các mục tiêu chính của FUSION là:
- Nâng cao năng lực cho các dự án nghiên cứu do địa phương tài trợ;
- Đưa nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trở thành trọng tâm của nền kinh tế Malta;
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên tri thức và giá trị gia tăng; và
- Duy trì cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ra mắt vào năm 2014, FUSION chỉ bao gồm 2 chương trình chính là Chương trình Chứng nhận Tiềm năng thương mại hóa (Commercialisation Voucher Programme - CVP) và Chương trình phát triển công nghệ (Technology Development Programme - TPD). Từ năm 2021, FUSION đã được mở rộng thành một danh mục các chương trình khác nhau (Hình 1) bao gồm:
1) Chương trình Nghiên cứu Xuất sắc (Research Excellence Programme): tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu giai đoạn đầu (early stage);
2) Chương trình Chứng nhận Tiềm năng thương mại hóa (Commercialisation Voucher Programme - CVP): tài trợ cho các nghiên cứu về tính khả thi, tiềm năng thương mại hóa của các ý tưởng kỹ thuật cũng như phi kỹ thuật;
3) Chương trình phát triển công nghệ (Technology Development Programme - TPD): tài trợ cho các nghiên cứu ứng dụng đã được đánh giá tiềm năng từ Chương trình Chứng nhận Tiềm năng thương mại hóa. Các dự án trong khuôn khổ Chương trình là dự án hợp tác, với thời gian thực hiện là 2 – 3 năm;
4) Chương trình phát triển công nghệ rút gọn (Technology Development Programme LITE – TPD Lite): là chương trình mới bắt đầu triển khai từ 2021, tài trợ cho các nghiên cứu ứng dụng mang tính khẩn cấp, độc lập và được thực hiện trong vòng 1 năm. So với chương trình TPD, TPD Lite hướng tới các hoạt động đổi mới sáng tạo trong các thị trường cạnh tranh hơn với chu kỳ phát triển nhanh hơn. Các dự án được tài trợ bởi TPD Lite không yêu cầu sự hợp tác nghiên cứu và số tiền tài trợ lớn như các dự án của TPD.
5) Chương trình chuyên đề (Thematic Programmes): tài trợ cho các nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề mang tính thời đại của quốc gia. Chủ đề của chương trình được thay đổi theo năm, ví dụ: năm 2020 chủ đề là Covid-19 (COVID -19 R&D Fund), năm 2021 chủ đề là Bệnh truyền nhiễm (Infectious Diseases Programme).
Ngành công nghiệp chế tạo là một trong những ngành trọng tâm của kinh tế Malta, hiện đóng góp tới 20% GDP của đất nước. Quốc đảo cung cấp các ưu đãi để thu hút đầu tư vào sản xuất công nghệ cao (nhựa, cơ khí chính xác, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, công nghệ y tế, sản xuất dược phẩm…), công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), nghiên cứu và phát triển (R&D), bảo trì hàng không và hàng không, dịch vụ tài chính, công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo và trò chơi kỹ thuật số.
Lĩnh vực sản xuất ở Malta được định hướng phát triển và hỗ trợ lẫn nhau theo hệ thống. Hầu hết các công ty sản xuất được đặt tại Malta do lợi ích từ việc trợ cấp chi phí sản xuất, chẳng hạn như ưu đãi điện và thuế đối với nguyên liệu thô; hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng đến Địa Trung Hải và Châu Âu với chi phí tiết kiệm, v.v..
Lĩnh vực R&D của Malta cũng được đánh giá là có tiềm năng đáng kể. Trong Chiến lược quốc gia về Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo (The National Research and Innovation Strategy), chính phủ Malta nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tăng cường, củng cố nền tảng tri thức về R&D, đặc biệt là thông qua thu hút nhiều nghiên cứu sinh tiến sĩ và sau tiến sĩ vào khu vực này. Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ Malta đã đưa ra một kế hoạch hành động liên tục nhằm xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tốt, vừa thu hút được nhân lực R&D chất lượng cao, vừa giúp nâng cao năng lực sáng tạo cho các doanh nghiệp.
FUSION là một trong những chương trình tài trợ quốc gia nằm trong kế hoạch hành động nói trên. Chương trình nhằm thúc đẩy các hoạt động R&I ở địa phương cũng như cung cấp hỗ trợ cần thiết cho các nhà nghiên cứu và nhà công nghệ để biến những ý tưởng sáng tạo của họ thành hiện thực, sẵn sàng cho thị trường. Cụ thể, các mục tiêu chính của FUSION là:
- Nâng cao năng lực cho các dự án nghiên cứu do địa phương tài trợ;
- Đưa nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trở thành trọng tâm của nền kinh tế Malta;
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên tri thức và giá trị gia tăng; và
- Duy trì cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ra mắt vào năm 2014, FUSION chỉ bao gồm 2 chương trình chính là Chương trình Chứng nhận Tiềm năng thương mại hóa (Commercialisation Voucher Programme - CVP) và Chương trình phát triển công nghệ (Technology Development Programme - TPD). Từ năm 2021, FUSION đã được mở rộng thành một danh mục các chương trình khác nhau (Hình 1) bao gồm:
1) Chương trình Nghiên cứu Xuất sắc (Research Excellence Programme): tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu giai đoạn đầu (early stage);
2) Chương trình Chứng nhận Tiềm năng thương mại hóa (Commercialisation Voucher Programme - CVP): tài trợ cho các nghiên cứu về tính khả thi, tiềm năng thương mại hóa của các ý tưởng kỹ thuật cũng như phi kỹ thuật;
3) Chương trình phát triển công nghệ (Technology Development Programme - TPD): tài trợ cho các nghiên cứu ứng dụng đã được đánh giá tiềm năng từ Chương trình Chứng nhận Tiềm năng thương mại hóa. Các dự án trong khuôn khổ Chương trình là dự án hợp tác, với thời gian thực hiện là 2 – 3 năm;
4) Chương trình phát triển công nghệ rút gọn (Technology Development Programme LITE – TPD Lite): là chương trình mới bắt đầu triển khai từ 2021, tài trợ cho các nghiên cứu ứng dụng mang tính khẩn cấp, độc lập và được thực hiện trong vòng 1 năm. So với chương trình TPD, TPD Lite hướng tới các hoạt động đổi mới sáng tạo trong các thị trường cạnh tranh hơn với chu kỳ phát triển nhanh hơn. Các dự án được tài trợ bởi TPD Lite không yêu cầu sự hợp tác nghiên cứu và số tiền tài trợ lớn như các dự án của TPD.
5) Chương trình chuyên đề (Thematic Programmes): tài trợ cho các nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề mang tính thời đại của quốc gia. Chủ đề của chương trình được thay đổi theo năm, ví dụ: năm 2020 chủ đề là Covid-19 (COVID -19 R&D Fund), năm 2021 chủ đề là Bệnh truyền nhiễm (Infectious Diseases Programme).
Hình 1. Khung chương trình FUSION (Nguồn: Malta Council for Science & Technology, Funding Opportunities - R&I Programmes, 2021)
Trong đó, các chương trình CVP và TDP vẫn là 2 chương trình chủ đạo và có mối liên kết lẫn nhau. CVP nhằm mục tiêu xác định tiềm năng phát triển và thương mại hóa của các ý tưởng nghiên cứu đổi mới sáng tạo, còn TDP hỗ trợ phát triển thực tế cho các dự án đổi mới sáng tạo có tiềm năng.
Quản lý chương trình FUSION là Hội đồng Khoa học và Công nghệ Malta (MCST). Đây là cơ quan quản lý do chính phủ Malta thành lập năm 1988 với nhiệm vụ chính là tư vấn về chính sách khoa học và công nghệ cho chính phủ. Bên cạnh đó, cơ quan này còn chịu trách nhiệm quản lý các quỹ quốc gia dành cho R&I thông qua việc phát triển và vận hành các chương trình tài trợ.
Xét tuyển hồ sơ và quản lý các dự án
Hội đồng Khoa học và Công nghệ Malta (MCST) sẽ mở 02 đợt nhận hồ sơ tham gia tuyển chọn vào tháng 1 và tháng 6 hàng năm. Các đề xuất dự án phải thuộc các lĩnh vực chuyên môn hóa thông minh (smart specialisation) được ưu tiên đề cập đến trong Chiến lược quốc gia về Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo của chính phủ Malta [3], bao gồm:
- Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) ứng dụng vào đổi mới sáng tạo;
- Phát triển sản phẩm du lịch;
- Dịch vụ hàng hải;
- Hàng không và vũ trụ;
- Chăm sóc sức khỏe và y tế điện tử;
- Các công trình kiến trúc thân thiện với tài nguyên, môi trường;
- Sản xuất có giá trị gia tăng cao, tập trung vào các quy trình sản xuất và thiết kế.
Các đề xuất sẽ được đánh giá bởi 3 chuyên gia độc lập từ bên ngoài do MCST chỉ định. Các chuyên gia phải ký cam kết bảo mật thông tin với MCST để tránh việc tiết lộ thông tin về các đề xuất dự án ra bên ngoài. Kết quả đánh giá của chuyên gia là kết quả cuối cùng được chấp nhận.
Mỗi đề xuất được đánh giá theo thang điểm 100, và tối thiểu phải đạt 65/100 điểm mới đủ điều kiện xét chọn nhận tài trợ từ FUSION. Ngoài ra, mỗi đề xuất cũng cần phải có điểm đánh giá thành phần tối thiểu đạt 25/40 điểm cho Tính ưu việt (Excellent), 25/40 điểm cho Tác động (Impact) và 15/20 điểm cho Khả năng thực thi (Implementation) để được xét chọn [4]. Những đề xuất đạt điểm cao nhất trong mỗi lĩnh vực chuyên môn hóa thông minh sẽ được chọn. Trong trường hợp có quá ít đề xuất đáp ứng được tất cả các điều kiện kể trên, MCST có thể xét đến những đề xuất thuộc những lĩnh vực khác.
Sau khi xét tuyển, những đề xuất dự án được chọn phải trải qua bước nghiên cứu phân tích các sáng chế có liên quan để đánh giá tiềm năng đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp (IP Check), từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu thị trường, tính toán chi phí phát triển sản phẩm, đánh giá tác động kinh tế và rủi ro khi thương mại hóa ở các giai đoạn tiếp theo.
MCST sẽ chỉ định một bên thứ ba làm Nhà cung cấp dịch vụ (Service Provider) để làm việc trực tiếp với đội ngũ đề xuất dự án được chọn. Cuối mỗi giai đoạn, Nhà cung cấp dịch vụ sẽ gửi báo cáo định kỳ cho MCST. Báo cáo này được MCST gửi đến một chuyên gia độc lập bên ngoài để thẩm định, đánh giá về mặt khoa học. Dựa trên kết quả đánh giá của chuyên gia, MCST thanh toán (theo hóa đơn, biên lai…) các chi phí cho đội ngũ dự án để hoàn tất giai đoạn, sau đó mới chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Các giai đoạn của FUSION là được thực hiện tuần tự, nối tiếp nhau. Tức là, dự án chỉ có thể tiến hành giai đoạn tiếp theo khi đã hoàn thành xong giai đoạn trước.
Tổng ngân sách tài trợ hàng năm của FUSION là 2,2 triệu EUR và được lấy từ các quỹ của Chính phủ Malta. Nếu đối tượng nhận hỗ trợ là tổ chức công, ví dụ: các tổ chức giáo dục đại học không có hoạt động kinh doanh, tổ chức phi chính phủ (NGO) phi lợi nhuận, cơ quan chuyên môn không có nguồn thu…, thì được tài trợ toàn bộ (100%) kinh phí dự án. Nếu đối tượng là các tổ chức tư nhân, ví dụ: các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, tổ chức giáo dục đại học có hoạt động kinh doanh…, thì được tài trợ 75% kinh phí dự án, 25% còn lại tổ chức tự chi trả [4].
Nhìn chung, chương trình FUSION là một ví dụ điển hình về cách thức mà chính phủ Malta đang hỗ trợ cho cộng đồng nghiên cứu tại nước này. Chương trình đã giúp chuyển đổi các kết quả nghiên cứu và đổi mới sáng tạo có tiềm năng thành các hoạt động thương mại, tạo ra tác động cấp số nhân lên nền kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của Malta thông qua việc tạo ra các cơ hội việc làm sử dụng nhiều kiến thức chuyên môn và có giá trị cao trong các ngành công nghiệp ưu tiên của Malta.
Hiện tại, Hội đồng Khoa học và công nghệ Malta (MCST) đang tiếp tục điều chỉnh mở rộng, đa dạng hóa danh mục các chương trình tài trợ trong khuôn khổ của FUSION nhằm thu hút nhiều dự án tham gia hơn, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ về kinh phí cho các tổ chức nghiên cứu tại Malta.
---------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
[1] https://solieukinhte.com/gdp-cua-malta/
[2] G. A. Pirotta, I. Calleja, C. Colino (2021), Sustainable Governance Indicators 2020: Malta Report.
[3] The Malta Council for Science & Technology (2021), Funding Opportunities - R&I Programmes.
[4] The Malta Council for Science & Technology (2021), FUSION R&I Commercialisation Voucher Programme 2014-2020.
Quản lý chương trình FUSION là Hội đồng Khoa học và Công nghệ Malta (MCST). Đây là cơ quan quản lý do chính phủ Malta thành lập năm 1988 với nhiệm vụ chính là tư vấn về chính sách khoa học và công nghệ cho chính phủ. Bên cạnh đó, cơ quan này còn chịu trách nhiệm quản lý các quỹ quốc gia dành cho R&I thông qua việc phát triển và vận hành các chương trình tài trợ.
Xét tuyển hồ sơ và quản lý các dự án
Hội đồng Khoa học và Công nghệ Malta (MCST) sẽ mở 02 đợt nhận hồ sơ tham gia tuyển chọn vào tháng 1 và tháng 6 hàng năm. Các đề xuất dự án phải thuộc các lĩnh vực chuyên môn hóa thông minh (smart specialisation) được ưu tiên đề cập đến trong Chiến lược quốc gia về Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo của chính phủ Malta [3], bao gồm:
- Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) ứng dụng vào đổi mới sáng tạo;
- Phát triển sản phẩm du lịch;
- Dịch vụ hàng hải;
- Hàng không và vũ trụ;
- Chăm sóc sức khỏe và y tế điện tử;
- Các công trình kiến trúc thân thiện với tài nguyên, môi trường;
- Sản xuất có giá trị gia tăng cao, tập trung vào các quy trình sản xuất và thiết kế.
Các đề xuất sẽ được đánh giá bởi 3 chuyên gia độc lập từ bên ngoài do MCST chỉ định. Các chuyên gia phải ký cam kết bảo mật thông tin với MCST để tránh việc tiết lộ thông tin về các đề xuất dự án ra bên ngoài. Kết quả đánh giá của chuyên gia là kết quả cuối cùng được chấp nhận.
Mỗi đề xuất được đánh giá theo thang điểm 100, và tối thiểu phải đạt 65/100 điểm mới đủ điều kiện xét chọn nhận tài trợ từ FUSION. Ngoài ra, mỗi đề xuất cũng cần phải có điểm đánh giá thành phần tối thiểu đạt 25/40 điểm cho Tính ưu việt (Excellent), 25/40 điểm cho Tác động (Impact) và 15/20 điểm cho Khả năng thực thi (Implementation) để được xét chọn [4]. Những đề xuất đạt điểm cao nhất trong mỗi lĩnh vực chuyên môn hóa thông minh sẽ được chọn. Trong trường hợp có quá ít đề xuất đáp ứng được tất cả các điều kiện kể trên, MCST có thể xét đến những đề xuất thuộc những lĩnh vực khác.
Sau khi xét tuyển, những đề xuất dự án được chọn phải trải qua bước nghiên cứu phân tích các sáng chế có liên quan để đánh giá tiềm năng đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp (IP Check), từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu thị trường, tính toán chi phí phát triển sản phẩm, đánh giá tác động kinh tế và rủi ro khi thương mại hóa ở các giai đoạn tiếp theo.
MCST sẽ chỉ định một bên thứ ba làm Nhà cung cấp dịch vụ (Service Provider) để làm việc trực tiếp với đội ngũ đề xuất dự án được chọn. Cuối mỗi giai đoạn, Nhà cung cấp dịch vụ sẽ gửi báo cáo định kỳ cho MCST. Báo cáo này được MCST gửi đến một chuyên gia độc lập bên ngoài để thẩm định, đánh giá về mặt khoa học. Dựa trên kết quả đánh giá của chuyên gia, MCST thanh toán (theo hóa đơn, biên lai…) các chi phí cho đội ngũ dự án để hoàn tất giai đoạn, sau đó mới chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Các giai đoạn của FUSION là được thực hiện tuần tự, nối tiếp nhau. Tức là, dự án chỉ có thể tiến hành giai đoạn tiếp theo khi đã hoàn thành xong giai đoạn trước.
Tổng ngân sách tài trợ hàng năm của FUSION là 2,2 triệu EUR và được lấy từ các quỹ của Chính phủ Malta. Nếu đối tượng nhận hỗ trợ là tổ chức công, ví dụ: các tổ chức giáo dục đại học không có hoạt động kinh doanh, tổ chức phi chính phủ (NGO) phi lợi nhuận, cơ quan chuyên môn không có nguồn thu…, thì được tài trợ toàn bộ (100%) kinh phí dự án. Nếu đối tượng là các tổ chức tư nhân, ví dụ: các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, tổ chức giáo dục đại học có hoạt động kinh doanh…, thì được tài trợ 75% kinh phí dự án, 25% còn lại tổ chức tự chi trả [4].
Nhìn chung, chương trình FUSION là một ví dụ điển hình về cách thức mà chính phủ Malta đang hỗ trợ cho cộng đồng nghiên cứu tại nước này. Chương trình đã giúp chuyển đổi các kết quả nghiên cứu và đổi mới sáng tạo có tiềm năng thành các hoạt động thương mại, tạo ra tác động cấp số nhân lên nền kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của Malta thông qua việc tạo ra các cơ hội việc làm sử dụng nhiều kiến thức chuyên môn và có giá trị cao trong các ngành công nghiệp ưu tiên của Malta.
Hiện tại, Hội đồng Khoa học và công nghệ Malta (MCST) đang tiếp tục điều chỉnh mở rộng, đa dạng hóa danh mục các chương trình tài trợ trong khuôn khổ của FUSION nhằm thu hút nhiều dự án tham gia hơn, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ về kinh phí cho các tổ chức nghiên cứu tại Malta.
---------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
[1] https://solieukinhte.com/gdp-cua-malta/
[2] G. A. Pirotta, I. Calleja, C. Colino (2021), Sustainable Governance Indicators 2020: Malta Report.
[3] The Malta Council for Science & Technology (2021), Funding Opportunities - R&I Programmes.
[4] The Malta Council for Science & Technology (2021), FUSION R&I Commercialisation Voucher Programme 2014-2020.
Nguồn: Phòng Chính sách và Tư vấn thương mại hoá sáng chế./.