(0243) 943 9663 Địa chỉ: 39 Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Đốt rác phát điện – công nghệ tiềm năng để ứng dụng trong xử lý rác thải tại Việt Nam

Đốt rác phát điện là một dạng công nghệ được áp dụng khá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Đốt rác phát điện là một giải pháp hiệu quả trong việc xử lý rác thải và giảm thiếu ô nhiễm môi trường. Vì vậy, đây được xem là công nghệ tiềm năng để ứng dụng trong xử lý rác thải tại Việt Nam.
Trên thế giới đã có một số nhà máy đốt rác phát điện được xây dựng như:

 
Nhà máy đốt rác phát điện được xây dựng tại phía bắc Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
 
Nhà máy năng lượng từ rác thải Copenhill, Đan Mạch


Bản vẽ mô hình nhà máy đốt rác lớn nhất thế giới ở Trung Quốc

 
Tại Việt Nam hiện nay, khái niệm “điện rác” đã trở nên khá quen thuộc. Từ đầu những năm 2000, khái niệm và dự án chuyển hoá rác thải thành năng lượng đã bắt đầu xuất hiện tại một số tỉnh, thành của Việt Nam như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… Từ kinh nghiệm của thế giới, có thể thấy, dù tại Việt Nam lựa chọn loại công nghệ đốt rác nào thì đốt rác phát điện nào thì chúng ta cũng cần áp dụng một cách đồng bộ và nhất quán các quy trình công nghệ bởi điện rác hiện đang là công nghệ tiên tiến nhất trong xử lý rác thải.
Theo thống kê của Vụ Năng lượng tái tạo (Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương), với dân số hơn 93 triệu người, hằng năm, lượng rác được thải ra tại Việt Nam là rất lớn, trung bình có gần 35.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn thải ra mỗi ngày. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, mỗi ngày có từ 7.000 - 8.000 tấn rác thải.
Nguồn thải lớn nhưng khoảng 85% lượng rác thải hiện nay tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp; vừa lãng phí, đòi hỏi nhiều quỹ đất vừa gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí, nhất là tại các thành phố lớn. Đặc biệt, với lượng rác thải trên, tiềm năng rác thải có thể sản xuất thành điện ở Việt Nam là rất lớn và việc chuyển đổi rác thải thành năng lượng đang và sẽ tăng lên phù hợp với nhu cầu của thế giới.
Trong số các công nghệ tiên tiến xử lý rác thải, điện rác là bước tiến vượt bậc về công nghệ so với các nước trong khu vực, biến rác thải thành tài nguyên. Công nghệ đốt rác phát điện là một trong những công nghệ xử lý rác thải được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hơn nữa, dùng công nghệ đốt rác để xử lý một lượng rác lớn một cách triệt để và giảm ô nhiễm môi trường.

 

Sơ đồ nhà máy điện đốt chất thải và phát điện điển hình – Nguồn Vietnamnet

 
Với công nghệ đốt rác phát điện, rác thải sẽ được đưa vào bể chứa rác để ủ từ 5 đến 7 ngày trong điều kiện áp suất âm. Sau đó, bể chứa rác sẽ tách nước rỉ từ rác được thu gom về trạm xử lý nước thải và khí, mùi hôi được hút đưa vào lò đốt. Nhiệt trong quá trình đốt rác sẽ chuyển qua nồi hơi quay tuabin điện để phát điện. Bằng phương pháp phun vôi, than hoạt tính sẽ xử lý khí thải từ lò đốt rác qua tháp phản ứng và qua túi vải xử lý tro bay. Tiếp đến, dây chuyền công nghệ này sẽ sử dụng máy hút khói thải ra bên ngoài bằng ống khói.
Công nghệ điện rác không cần phân loại rác thải. Rác thải khi đưa về nhà máy chỉ cần được loại bỏ các chất thải phi nhiên liệu cỡ lớn dễ tách biệt, sau đó tập trung trong bể chứa rác kín. Trong quá trình ủ từ 12-15 ngày, các chất hữu cơ trong rác tiếp tục bị phân hủy, hình thành nước rỉ rác, sau đó nước được tách ra tại đáy bể theo một quy trình riêng biệt bao gồm các quá trình xử lý yếm khí, hiếu khí, lắng, lọc. Nhiệt thừa trong quá trình đốt tiêu hủy rác sẽ được tận dụng để đun nóng nước, qua đó sinh hơi và chuyển sang tuabin để sản xuất ra điện năng như các nhà máy nhiệt điện khác.
Với công nghệ này diện tích nhà máy xử lý không quá lớn, hiệu suất chuyển đổi năng lượng cao hơn so với công nghệ trên, tuy nhiên cũng chỉ dao động ở mức từ 25-30%, đặc biệt là chi phí đầu tư lớn, hệ thống xử lý môi trường cũng tốn kém, tính khả thi cao hay thấp tùy thuộc vào thành phần rác thải.
Theo Nghị quyết của Bộ Chính trị số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 về các vấn đề phát triển bền vững, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường cũng đã có nhiều nội dung nhấn mạnh đến giải quyết ô nhiễm rác thải bằng các công nghệ hiện đại và phù hợp với Việt Nam. Trong đó chỉ rõ, cần gắn việc năng lực tái tạo với bảo vệ môi trường; Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và các dự án đầu tư từ dự án PPP. Đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn, điện rác cũng là một vòng kinh tế tuần hoàn; Phát triển xử lý chất thải trong sản xuất năng lượng với công nghệ tiên tiến. Khuyến khích phát triển công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng tái tạo.
Với những lợi ích không thể phủ nhận nhưng điện rác vẫn chưa thật khả thi tại Việt Nam với lý do như sau:
  • Chính sách thu hút của Nhà nước về xử lý rác thải sinh hoạt còn chưa rõ ràng.
  • Hành lang pháp lý cho việc đầu tư các nhà máy xử lý chất thải rắn phát điện hiện nay là Quyết định số 31/2014/QĐ-Ttg ngày 5/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam, có các quy định hỗ trợ về giá mua điện. Tuy nhiên, giá mua điện mới chỉ áp dụng đối với các dự án phát điện đốt chất thải rắn trực tiếp và đối với các dự án phát điện đốt khí thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải.
  • Giá mua điện chưa được quy định rõ ràng, đầy đủ. Đến nay, cũng chưa có hướng dẫn về giá xử lý chất thải rắn áp dụng cho công nghệ điện rác. Mặt khác, quy định cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án xử lý chất thải phải theo quy hoạch ngành điện; khiến nhiều dự án gặp khó khăn do phải chờ quy hoạch.
  • Thủ tục đầu tư xử lý rác tại Việt Nam phức tạp, kéo dài, ngoài việc lựa chọn nhà đầu tư, còn phải thẩm định thiết kế, thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường, các thủ tục hoàn thành công trình bảo vệ môi trường… cần sự phê duyệt của các bộ, ngành, trung ương, trong khi đó lại chưa có các hướng dẫn cụ thể thực hiện Luật Quy hoạch nên việc bổ sung các dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực bị kéo dài, đình trệ.
Phát triển điện rác là xu thế chung trên thế giới và cả Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, muốn giải quyết tốt vấn đề xử lý rác thải rắn, cần phải có “cơ chế mở” để gỡ khó cho doanh nghiệp. Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật, các quy trình, thủ tục còn vướng mắc giữa các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng trong lĩnh vực quản lý chất thải sinh hoạt đô thị (pháp luật về PPP, các quy định phát triển dự án điện rác, công tác quy hoạch…), đồng thời, cụ thể hóa chính sách ưu đãi đầu tư. Khi mở cơ chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào xử lý chất thải rắn, mới góp phần hình thành ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.

Tin tức liên quan khác

Đối tác
(0243) 943 9663