(0243) 943 9663 Địa chỉ: 39 Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Công cụ tái sử dụng và tái chế trong công nghiệp

Ngành công nghiệp tái chế đã có từ rất lâu đời. Hiện nay, ở Việt Nam, với lượng rác thải tăng lên hằng năm, đã và đang tạo cơ hội và cũng là nhu cầu cấp thiết để phát triển ngành công nghiệp tái chế.
 

Tái sử dụng và tái chế không chỉ mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa lâu dài cho môi trường, cụ thể:
- Tăng diện tích đất trống nhờ giảm diện tích bãi rác: Việc tái chế nguồn rác thải sẽ giúp giảm tối thiểu diện tích đất sử dụng để vùi lấp rác thải, bên cạnh đó tăng thêm không gian cho các công trình nhà cửa và cải tạo đất để trồng trọt, trồng rừng, nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của con người.
- Giảm tình trạng cạn kiệt tài nguyên: Việc đưa các phế liệu (kim loại, gỗ / giấy, nhựa, thuỷ tinh đã sử dụng) vào vòng tuần hoàn tái chế, sẽ giúp chúng ta không những tiết kiệm được rất nhiều công sức và tiền bạc đầu tư vào khai thác tài nguyên, mà còn tiết kiệm được nguồn tài nguyên quý giá đang dần suy kiệt của quốc gia, kéo dài thời gian để tân tạo các loại khoáng sản. 
- Bảo vệ môi trường trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng: Rác thải khi thải ra ngoài môi trường, nhất là kim loại, sẽ ngấm vào môi trường đất, vào dòng nước ngầm sẽ được dùng cho sinh hoạt, trở thành những chất vô cùng độc hại với cơ thể con người. Bên cạnh đó, khi Trái Đất đang dần nóng lên, tái chế rác thải sẽ giúp giảm thiểu tối đa hiệu ứng nhà kính, bảo vệ chúng ta và môi trường khỏi những tác hại khủng khiếp. Rác thải được dọn dẹp sẽ tạo nên những khoảng không gian trông để trồng rừng, trồng thêm các khoảng xanh giữa những khu dân cư, giúp cân bằng sinh thái và giữ sự trong lành cho không khí.
- Đem lại nguồn lợi kinh tế cho nước nhà: Khi tái chế phế liệu, chúng ta tiết kiệm được một phần nguyên liệu và công sức so với sản xuất mới, giảm thiểu các chi phí khi phải nhập những nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. Nếu ngành tái chế phế liệu phát triển sẽ là một nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành sản xuất khác như: giấy, kim loại, nhựa, thuỷ tinh,…
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Ngành công nghiệp tái chế này đã và đang tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới. Mở ra những cơ hội việc làm cho những ai chưa hoặc không có bằng cấp, đang gặp khó khăn tìm kiếm công việc.
Một số ví dụ về công cụ tái sử dụng và tái chế trong công nghiệp bao gồm:
- Tái sử dụng nước: Nước được sử dụng trong quá trình sản xuất có thể được thu nạp và tái sử dụng để giảm thiểu lượng nước tiêu thụ.
- Tái chế vật liệu: Các vật liệu như kim loại, giấy, và nhựa có thể được tái chế và sử dụng lại để tạo ra sản phẩm mới.
- Tái sử dụng năng lượng: Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, gió, nước sẽ giúp giảm thiểu tiêu thụ năng lượng không cần thiết và tiết kiệm chi phí.
- Tái sử dụng đồ gốm sứ: Đồ gốm sứ được tái sử dụng trong sản xuất thủy tinh hoặc công nghiệp thép để giảm thiểu lượng chất thải.
Hiện nay, với phong trào chung tay bảo vệ môi trường, người người nhà nhà đều rất ủng hộ cũng như yêu thích và ưu tiên lựa chọn tiêu thụ những mặt hàng được tái chế từ phế thải – bất kể từ quần áo, giày dép, văn phòng phẩm hay kim loại, thuỷ tinh,… Tái chế phế thải đã trở thành một ngành công nghiệp không thể thiếu, nhất là đối với các nước phát triển và đang phát triển, không chỉ vì những lợi ích kinh tế mang lại, mà còn góp phần to lớn trong công cuộc bảo vệ hệ sinh thái khỏe mạnh. Vì thế trong tương lai, ngành công nghiệp tái chế sẽ càng ngày càng được ưu ái và đầu tư phát triển những công nghệ tiên tiến, trở thành một khối ngành vững mạnh và quan trọng.

 

Tin tức liên quan khác

Đối tác
(0243) 943 9663