Trong thời đại ngày nay, quan hệ kinh tế giữa các nước là vấn đề cần thiết và tất yếu trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh của từng nước nói riêng. Một trong vấn đề quan trọng của quan hệ kinh tế giữa các nước ngày nay, đặc biệt giữa các nước tiên tiến, các nước đang phát triển với các nước nông nghiệp lạc hậu là vấn đề chuyển giao công nghệ.
Theo Luật Chuyển giao công nghệ 2017, chuyển giao công nghệ (CGCN) là chuyển giao quyền sở hữu công nghệ hoặc quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Chuyển giao công nghệ được chia làm 2 loại, cụ thể:
Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: nghĩa là chủ sở hữu công nghệ sẽ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt công nghệ cho một tổ chức, cá nhân khác. Nếu công nghệ đó thuộc đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì quá trình chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với quá trình chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Việc này được tuân thủ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tức là tổ chức, cá nhân cho phép một tổ chức hoặc cá nhân khác được quyền sử dụng công nghệ của mình.
Theo Luật Chuyển giao công nghệ 2017, chuyển giao công nghệ (CGCN) là chuyển giao quyền sở hữu công nghệ hoặc quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Chuyển giao công nghệ được chia làm 2 loại, cụ thể:
Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: nghĩa là chủ sở hữu công nghệ sẽ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt công nghệ cho một tổ chức, cá nhân khác. Nếu công nghệ đó thuộc đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì quá trình chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với quá trình chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Việc này được tuân thủ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tức là tổ chức, cá nhân cho phép một tổ chức hoặc cá nhân khác được quyền sử dụng công nghệ của mình.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động CGCN đã trở thành hoạt động của chính bản thân doanh nghiệp, thuộc quyền chủ động của các doanh nghiệp, đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển của doanh nghiệp:
Bắt kịp xu hướng công nghệ trên thị trường: Khi sử dụng phương thức CGCN từ một đơn vị khác, doanh nghiệp sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc chuẩn bị các công đoạn sản xuất. Điều này giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng bắt kịp với xu hướng trên thị trường.
Đẩy mạnh quá trình đổi mới công nghệ: Một sản phẩm muốn cạnh tranh được trên thị trường thì nó phải sở hữu chất xám cao. Để đạt được điều đó thì giải pháp tốt nhất là luôn luôn đổi mới công nghệ. Tùy vào chiến lược của từng sản phẩm mà sự đổi mới sẽ được thực hiện từng phần, từng công đoạn hoặc cũng có thể là đổi mới toàn bộ. Việc đổi mới công nghệ cũng được xem như là một nhu cầu của quá trình CGCN.
Bất kì một doanh nghiệp nào sử dụng công nghệ hoặc giải pháp phần mềm đều phải thực hiện bước “chuyển giao công nghệ” khi thực hiện các giao dịch bản quyền. Mô hình ERP đang được sử dụng rất nhiều nhằm đổi mới phương thức quản lý, sản xuất nên trở thành một trong những nhân tố quan trọng ở lĩnh vực này.
Hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất: Khi bắt tay vào việc nghiên cứu và phát triển một công nghệ sản xuất mới, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thử nghiệm nhiều lần để tìm ra giải pháp tốt nhất. Như vậy rủi ro trong quá trình này cũng cao hơn.
Tuy nhiên, khi mua sản phẩm từ quá trình CGCN thì sản phẩm đã được kiểm nghiệm và nghiên cứu kỹ càng từ đơn vị trước. Chính vì vậy, doanh nghiệp khi nhận CGCN cũng sẽ hạn chế rủi ro đến mức tối đa.
Có thể tùy biến sản phẩm đặc trưng dễ dàng: Mặc dù khi nhận CGCN, doanh nghiệp sẽ áp dụng lại những quy trình kỹ thuật của đơn vị trước đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể tùy biến, điều chỉnh trong quá trình sản xuất sản phẩm để tạo ra thành phẩm đặc trưng của riêng mình.
Có thể thấy, việc áp dụng chuyển giao công nghệ là điều cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt, đối với những nước đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý, quá trình CGCN nên thực hiện một cách “chậm mà chắc”, có giải pháp cụ thể, phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.