Ngày 14 tháng 02 năm 2017, đoàn cán bộ của Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ đã đến làm việc tại Công ty TNHH Thủy lực
- Máy (HMC)
- Lô C
- Khu công nghiệp Đồng Văn I
- Hà Nam.
Tại đây, ông Nguyễn Gia Long
- Giám đốc công ty đã giới thiệu về quy trình xử lý rác thải theo công nghệ MBT
- CD.08. Đây là công nghệ được Bộ trưởng Bộ Xây dựng cấp Giấy chứng nhận số 925 cho phép nhân rộng công nghệ xử lý chất thải rắn thành nhiên liệu, được chính phủ Đan Mạch thông qua hợp phần SDU
- Bộ Xây dựng mua 1 dây chuyển MBT-CD.08 công suất 50 tấn/ngày để trình diễn tại Dự án Sông Công
- Thái Nguyên. Công nghệ MBT-CD.08 được vào danh mục sản phẩm trọng điểm quốc gia, để chuẩn hóa và nhân rộng công nghệ Việt Nam ra toàn quốc.
Công nghệ MBT-CD.08. Ảnh: Công Đức
Ông Nguyễn Gia Long
- Giám đốc công ty đã giới thiệu về quy trình xử lý rác thải. Ảnh: Công Đức.
Tuy vậy, công nghệ MBT-CD.08 xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành nhiên liệu
- gạch không nung và không chôn lấp khi đi vào ứng dụng vẫn tồn tại một số nhược điểm cần phải khắc phục. Đó là tính hiệu quả kinh tế về sản phẩm viên nhiên liệu sau rác. Một bài toán mới được đặt ra là phải tìm ra một công nghệ tích hợp có thể xử lý được tất cả các vật chất thải loại. Cuối cùng, ông Nguyễn Gia Long và các cộng sự đã chọn tiêu chí là chuyển hóa chất thải rắn thành năng lượng. Vì vậy, công nghệ MBT-CD.08 được phát triển bằng cách tích hợp với các công nghệ hầm biogas công nghiệp, công nghệ tách hữu cơ mô mềm và nước, công nghệ khí hóa đa nhiên liệu, công nghệ nhiệt phân, công nghệ ứng dụng khí gas tổng hợp...
Các công nghệ này liên kết và bổ trợ với nhau hình thành công nghệ mới vượt trội là MBT
- GRE. Kết quả sau khi ứng dụng công nghệ MBT
- GRE vào thực tiễn cho thấy hiệu quả rõ rệt về lợi ích kinh tế và góp phần mang lại môi trường xanh-sạch-đẹp.
Đánh giá tính hiệu quả của công nghệ nguồn MBT-CD.08 và công nghệ sau khi được tích hợp MBT
- GRE, đại diện Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ cho biết đây là dây chuyển công nghệ đồng bộ xử lý tái chế chất thải thành năng lượng xanh. Chất thải rắn được xử lý tái chế thành nguồn năng lượng phục vụ cho quá trình chuyển hóa thành năng lượng: rắn, lỏng, khí/khí tổng hợp syngas, dầu công nghiệp, điện...công nghệ có giá thành phù hợp với tình trạng kinh tế của Việt Nam, dễ dàng nâng công suất với thiết kế dạng modul lắp đặt.
Nguồn: Niptex