Theo thống kê của Cục quản lý môi trường và y tế, hiện nay cả nước ta có 46% số bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải y tế. Đây là một trong những báo động về nguy cơ dịch bệnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sưc khỏe của con người.
Bài viết này đề xuất một giải pháp công nghệ giúp giải quyết vấn đề này trong thực tế. Nước thải y tế là một trong những mối quan tâm lo ngại nhất hiện nay. Nếu không được xử lý kịp thời và hiệu quả thì một lượng lớn các vi trùng gây bệnh, kim loại nặng, hóa chất độc hại, thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng có trong dòng nước thải có thể lây lan các bệnh truyền nhiễm, phá vỡ hệ cân bằng sinh thái tự nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của con người.
Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ Plasma. Ảnh: Sáng tạo Việt
Tiến sĩ Trần Ngọc Đảm, là người có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại Phòng nghiên cứu năng lượng và môi trường, đã tiến hành nghiên cứu và chế tạo thành công máy xử lý nước thải bằng công nghệ Plasma. Ưu điểm của máy: nhỏ gọn, dễ lắp đặt, chi phí lắp ráp, vận hành thấp, hiệu quả xử lý cao.
So với các công nghệ khác là hóa học, vi sinh, màng lọc thì công nghệ Plasma dùng hiện tượng vật lý tạo ra chất oxi hóa bậc cao trực tiếp trong môi trường nước để xử lý các vi khuẩn, hóa chất trong nước. Đặc biệt, hệ thống không gây mùi, không gây ồn và không tạo ra bùn sau khi kết thúc quá trình xử lý.
Plasma là trạng thái thứ 4 của vật chất, trong đó các phân tử bị ion hóa thành electoron và ion tự do bằng việc nhận năng lượng bức xạ điện hoặc nhiệt. Nguyên lý xử lý bằng plasma sẽ được xảy ra theo tuần tự từng ống một. Khi trong môi trường Plasma, oxi sẽ được chuyển thành ozon...
Máy xử lý nước thải bằng công nghệ Plasma được vận hành hoàn toàn tự động, khi nước dâng lên đến đầy bể, cơ cấu cấp chất xúc tác hoạt động cấp một lượng xuống bể nước thải. Sau khi chất xúc tác rơi xuống, cơ cấu bơm hoạt động hòa tan.