Các bệnh về rối loạn lưu huyết trong hệ tuần hàng như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, nhồi máu phổi, viêm tắc mạch do huyết khối gây ra và các triệu chứng liên quan đến hệ thống tuần hoàn, tim mạch ngày càng gia tăng. Việc tìm ra các thuốc để ngăn ngừa và điều trị các bện nêu trên là mục tiêu của nhiều nhà nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới. Họ đã nghiên cứu sử dụng các nguyên liệu khác nhau để sản xuất enzym có hoạt tính phân hủy fibrin, có tác dụng làm tan các cục máu đông, dùng để điều trị viêm tắc mạch rất tốt. Đã có nhiều chế phẩm thành công trong mục đích nêu trên, song thường gây tác dụng phụ và giá thành lại cao, quy trình sản xuất chế phẩm này cũng rất phức tạp.
Giun đất Lumbricidae (Ảnh: ST)
Các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc thành công sử dụng các họ giun đất là Lumbricidae, Megascolecidae và Glossoscolesidae điều chế enzym phân hủy fibrin. Loại enzym này rất hiệu quả và khi sử dụng để lại ít tác dụng phụ. Ở Việt Nam không có sẵn các loại giun nêu trên do điều kiện khí hậu khác biệt, vì vậy các tác giả sáng chế đã tìm ra cách sản xuất được các loại thuốc tương tự bằng nguồn giun khác cho phù hợp.
Sau quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã lựa chọn được loại giun có chứa enzym có hoạt tính phân hủy fibrin cao nhất, đó là loài giun quế (tên khoa học: Perionyx, escavatus). Từ phát hiện này, các tác giả sáng chế đã nghiên cứu sản xuất được chế phẩm có tác dụng chống đông máu từ nguồn tài nguyên Việt Nam với giá thành rẻ và công dụng không thua kém sản phẩm nước ngoài.
Giun quế (Ảnh: ST)