Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về phương thức sản xuất và tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của các công nghệ internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) hay điện toán đám mây (Cloud computing), “sản xuất tự động hóa” trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sẽ chuyển sang “sản xuất thông minh” (Smart manufacturing).
Theo định nghĩa của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (NIST), sản xuất thông minh là hệ thống được tích hợp đầy đủ, thích ứng với điều kiện thay đổi trong mạng lưới cung ứng tổng thể của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng theo thời gian thực.
Liên minh lãnh đạo sản xuất thông minh (SMLC) định nghĩa: “Sản xuất thông minh là khả năng giải quyết các vấn đề hiện tại và tương lai thông qua hạ tầng mở cho phép các giải pháp kinh doanh được thực hiện, tạo ra giá trị lợi thế cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Các khái niệm, định nghĩa hiện nay đều khẳng định quan điểm chủ đạo của sản xuất thông minh là sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ phân tích dữ liệu tiên tiến để cải thiện, nâng cao năng suất, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp từ cấp độ nhà máy, mạng lưới cung cấp, mạng lưới phân phối và chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, một số quan điểm còn cho rằng sản xuất thông minh có vai trò quan trọng đối với kiểm soát vòng đời sản phẩm.
Một điểm khác biệt lớn của sản xuất thông minh so với các phương thức sản xuất khác là sự tham gia “linh hoạt” con người vào hệ thống sản xuất thông minh với sự tham gia của nhiều công nghệ khác nhau (như “hệ thống thực ảo”, IoT, robot, tự động hóa, phân tích dữ liệu lớn và điện toán đám mây...). Sản xuất thông minh giúp doanh nghiệp tập trung và giải quyết 03 mục tiêu chính: tối ưu hóa toàn bộ hệ thống sản xuất; sản xuất bền vững và phát triển chuỗi cung ứng linh hoạt đáp ứng yêu cầu khách hàng trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Cùng với khái niệm sản xuất thông minh, một số thuật ngữ có liên quan cũng được phổ biến trong thời gian qua:
- Nhà máy thông minh: “Nhà máy thông minh” là thuật ngữ được sử dụng bên cạnh các khái niệm khác như: Internet kết nối vạn vật trong công nghiệp (IIoT) và hệ thống thực ảo (CPS) để chỉ nhà máy thông minh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, phạm vi của nhà máy thông minh là tập trung cải thiện, nâng cao năng suất, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ở cấp độ nhà máy. Trong đó, phạm vi của sản xuất thông minh lại tập trung để cải thiện, nâng cao năng suất, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp từ cấp độ nhà máy, mạng lưới cung cấp, mạng lưới phân phối đến chuỗi cung ứng.
- Internet công nghiệp: Internet công nghiệp là sự hợp nhất của máy móc công nghiệp và phần mềm công nghệ. Sự khác biệt lớn nhất giữa Internet công nghiệp và sản xuất thông minh là phạm vi của Internet công nghiệp chỉ tập trung chủ yếu vào máy móc công nghiệp ở cấp độ nhà máy, còn sản xuất thông minh là mạng lưới cung cấp tổng thể. Do đó, Internet công nghiệp là nền tảng để tối ưu hóa hệ thống sản xuất thông minh.
Có thể nói, ứng dụng giải pháp công nghệ để tiến tới xu hướng sản xuất hiện đại đã không còn là câu chuyện của riêng doanh nghiệp nào. Đây đã không còn là lựa chọn, mà đã trở thành xu thế tất yếu buộc doanh nghiệp chuyển mình để tạo ra những lợi nhuận bền vững trong thời đại công nghệ 4.0.
Theo định nghĩa của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (NIST), sản xuất thông minh là hệ thống được tích hợp đầy đủ, thích ứng với điều kiện thay đổi trong mạng lưới cung ứng tổng thể của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng theo thời gian thực.
Liên minh lãnh đạo sản xuất thông minh (SMLC) định nghĩa: “Sản xuất thông minh là khả năng giải quyết các vấn đề hiện tại và tương lai thông qua hạ tầng mở cho phép các giải pháp kinh doanh được thực hiện, tạo ra giá trị lợi thế cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Các khái niệm, định nghĩa hiện nay đều khẳng định quan điểm chủ đạo của sản xuất thông minh là sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ phân tích dữ liệu tiên tiến để cải thiện, nâng cao năng suất, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp từ cấp độ nhà máy, mạng lưới cung cấp, mạng lưới phân phối và chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, một số quan điểm còn cho rằng sản xuất thông minh có vai trò quan trọng đối với kiểm soát vòng đời sản phẩm.
Một điểm khác biệt lớn của sản xuất thông minh so với các phương thức sản xuất khác là sự tham gia “linh hoạt” con người vào hệ thống sản xuất thông minh với sự tham gia của nhiều công nghệ khác nhau (như “hệ thống thực ảo”, IoT, robot, tự động hóa, phân tích dữ liệu lớn và điện toán đám mây...). Sản xuất thông minh giúp doanh nghiệp tập trung và giải quyết 03 mục tiêu chính: tối ưu hóa toàn bộ hệ thống sản xuất; sản xuất bền vững và phát triển chuỗi cung ứng linh hoạt đáp ứng yêu cầu khách hàng trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Cùng với khái niệm sản xuất thông minh, một số thuật ngữ có liên quan cũng được phổ biến trong thời gian qua:
- Nhà máy thông minh: “Nhà máy thông minh” là thuật ngữ được sử dụng bên cạnh các khái niệm khác như: Internet kết nối vạn vật trong công nghiệp (IIoT) và hệ thống thực ảo (CPS) để chỉ nhà máy thông minh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, phạm vi của nhà máy thông minh là tập trung cải thiện, nâng cao năng suất, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ở cấp độ nhà máy. Trong đó, phạm vi của sản xuất thông minh lại tập trung để cải thiện, nâng cao năng suất, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp từ cấp độ nhà máy, mạng lưới cung cấp, mạng lưới phân phối đến chuỗi cung ứng.
- Internet công nghiệp: Internet công nghiệp là sự hợp nhất của máy móc công nghiệp và phần mềm công nghệ. Sự khác biệt lớn nhất giữa Internet công nghiệp và sản xuất thông minh là phạm vi của Internet công nghiệp chỉ tập trung chủ yếu vào máy móc công nghiệp ở cấp độ nhà máy, còn sản xuất thông minh là mạng lưới cung cấp tổng thể. Do đó, Internet công nghiệp là nền tảng để tối ưu hóa hệ thống sản xuất thông minh.
Có thể nói, ứng dụng giải pháp công nghệ để tiến tới xu hướng sản xuất hiện đại đã không còn là câu chuyện của riêng doanh nghiệp nào. Đây đã không còn là lựa chọn, mà đã trở thành xu thế tất yếu buộc doanh nghiệp chuyển mình để tạo ra những lợi nhuận bền vững trong thời đại công nghệ 4.0.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.