Xây dựng thành phố thông minh đã và đang trở thành xu thế tất yếu của các đô thị trên thế giới. Tại Việt Nam, phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) là phương thức quan trọng để tận dụng hiệu quả những cơ hội của Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và hướng tới phát triển bền vững. Việt Nam xác định rõ, xây dựng và phát triển đô thị thông minh là một trong ba nội dung cốt lõi trong chủ động tham gia CMCN 4.0, bên cạnh phát triển kinh tế số và xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số.
Theo như tổ chức cạnh tranh toàn cầu IDM chỉ ra rằng: Chỉ số xếp hạng thành phố thông minh sẽ là tiêu chí quan trọng để thu hút đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây sẽ là tiêu chuẩn cốt lõi trong việc cạnh tranh của các quốc gia trong nền công nghiệp 4.0 đang hiện hữu.
Nhiều chuyên gia về kinh tế và công nghệ đánh giá Việt Nam có rất nhiều động lực trong việc phát triển đô thị thông minh trong tương lai, cụ thể:
- Hạ tầng hiện tại của Việt Nam: Trong khoảng 20 năm trở lại đây, hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị của Việt Nam được đầu tư khá nhiều. Việc đầu tư hạ tầng không chỉ sử dụng nguồn vốn trong nước. Hiện tại và tương lai sẽ có thêm các nguồn vốn tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là một yếu tố quan trọng cho việc phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam trong tương lai gần.
- Nền kinh tế đang phát triển: Kinh tế Việt Nam cũng là một nhân tố tích cực góp phần vào việc phát triển ĐTTM. Việt Nam ngày càng có nhiều người có thu nhập cao và mở rộng tầng lớp trung lưu được trẻ hóa. Đây là tầng lớp có nhu cầu cao về nhà ở tại các khu đô thị cao cấp.
Việc kinh tế Việt Nam hội nhập còn kéo theo một lượng lớn người nước ngoài đến Việt Nam làm việc. Đối tượng này thường là những chuyên gia, quản lý cấp cao của các tập đoàn đa quốc gia. Những người nước ngoài này có tiêu chuẩn sống rất cao và họ đòi hỏi nơi sống phải an toàn, tiện nghi. Với việc Việt Nam thông qua luật kinh doanh Bất động sản năm 2014 cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Quy định pháp luật này mở ra một nhu cầu lớn về tiềm năng phát triển bất động sản cao cấp trong các khu ĐTTM.
- Cơ cấu dân số trẻ: Về cơ bản cơ cấu dân số Việt Nam đang là cơ cấu dân số trẻ. Cùng với nền kinh tế đang phát triển. Đây chính là động lực phát sinh nhu cầu về nhà ở cao cấp trong tương lai.
Qua yếu tố trên thì rõ ràng phát triển ĐTTM Smart City tại Việt Nam có rất nhiều cơ hội trong tương lai. Đây cũng chính là cơ hội cho Việt Nam phát triển kinh tế số trong nền công nghiệp 4.0.
Ngày 6/10/2019, Tập đoàn BRG liên doanh với đối tác Nhật Bản Sumitomo Corporation đã khởi công dự án thành phố thông minh tại Đông Anh. Dự án Smart City này có quy mô 272 ha nằm trên 3 xã là Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ thuộc huyện Đông Anh với tổng mức đầu tư lên tới 4.138 tỷ đô la Mỹ, dự kiến hoàn thành vào năm 2028.
Theo như tổ chức cạnh tranh toàn cầu IDM chỉ ra rằng: Chỉ số xếp hạng thành phố thông minh sẽ là tiêu chí quan trọng để thu hút đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây sẽ là tiêu chuẩn cốt lõi trong việc cạnh tranh của các quốc gia trong nền công nghiệp 4.0 đang hiện hữu.
Nhiều chuyên gia về kinh tế và công nghệ đánh giá Việt Nam có rất nhiều động lực trong việc phát triển đô thị thông minh trong tương lai, cụ thể:
- Hạ tầng hiện tại của Việt Nam: Trong khoảng 20 năm trở lại đây, hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị của Việt Nam được đầu tư khá nhiều. Việc đầu tư hạ tầng không chỉ sử dụng nguồn vốn trong nước. Hiện tại và tương lai sẽ có thêm các nguồn vốn tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là một yếu tố quan trọng cho việc phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam trong tương lai gần.
- Nền kinh tế đang phát triển: Kinh tế Việt Nam cũng là một nhân tố tích cực góp phần vào việc phát triển ĐTTM. Việt Nam ngày càng có nhiều người có thu nhập cao và mở rộng tầng lớp trung lưu được trẻ hóa. Đây là tầng lớp có nhu cầu cao về nhà ở tại các khu đô thị cao cấp.
Việc kinh tế Việt Nam hội nhập còn kéo theo một lượng lớn người nước ngoài đến Việt Nam làm việc. Đối tượng này thường là những chuyên gia, quản lý cấp cao của các tập đoàn đa quốc gia. Những người nước ngoài này có tiêu chuẩn sống rất cao và họ đòi hỏi nơi sống phải an toàn, tiện nghi. Với việc Việt Nam thông qua luật kinh doanh Bất động sản năm 2014 cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Quy định pháp luật này mở ra một nhu cầu lớn về tiềm năng phát triển bất động sản cao cấp trong các khu ĐTTM.
- Cơ cấu dân số trẻ: Về cơ bản cơ cấu dân số Việt Nam đang là cơ cấu dân số trẻ. Cùng với nền kinh tế đang phát triển. Đây chính là động lực phát sinh nhu cầu về nhà ở cao cấp trong tương lai.
Qua yếu tố trên thì rõ ràng phát triển ĐTTM Smart City tại Việt Nam có rất nhiều cơ hội trong tương lai. Đây cũng chính là cơ hội cho Việt Nam phát triển kinh tế số trong nền công nghiệp 4.0.
Ngày 6/10/2019, Tập đoàn BRG liên doanh với đối tác Nhật Bản Sumitomo Corporation đã khởi công dự án thành phố thông minh tại Đông Anh. Dự án Smart City này có quy mô 272 ha nằm trên 3 xã là Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ thuộc huyện Đông Anh với tổng mức đầu tư lên tới 4.138 tỷ đô la Mỹ, dự kiến hoàn thành vào năm 2028.
Dự án thành phố thông minh hợp tác giữa BRG - Sumitomo phía Bắc Hà Nội
Đây chính là tín hiệu tốt cho việc xu thế phát triển ĐTTM Smart City tại Việt Nam trong tương lai gần. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội luôn có những thách thức. Trong đó, một số yếu tố được xác định là thách thức chính, bao gồm:
- Thách thức về công nghệ: Nền tảng phát triển ĐTTM Smart City chính là công nghệ. Một số khái niệm và công nghệ trụ cột gồm có: Trí tuệ nhân tạo (Al), Internet vạn vật (IoT), Xử lý dữ liệu lớn (Big Data), Công nghệ mạng 5G…Đây chính là những công nghệ mà Việt Nam đang học hỏi các nước phát triển.
- Lựa chọn mô hình phù hợp: Việc thiết kế ĐTTM luôn bắt đầu từ nhu cầu thực tế của người dân. Mỗi quốc gia, thành phố sẽ có đặc thù khác nhau về nhu cầu và mục đích phát triển. Lựa chọn mô hình phù hợp là một quá trình cần nghiên cứu và chọn lựa tối ưu. Hiện tại, Việt Nam chưa có một mô hình ĐTTM đầy đủ. Một số thành phố mới dừng lại ở việc thí điểm, thử nghiệm trên quy mô hẹp.
- Kinh nghiệm triển khai: Việc tập đoàn BRG liên doanh với Sumitomo Corporation triển khai thành phố thông minh tại Đông Anh sẽ là một kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam. Có thể đây sẽ là một bước học hỏi kinh nghiệm để đánh giá hiệu quả trước khi triển khai nhân rộng.
- Quản lý và vận hành: Đây cũng là một thách thức lớn khi chúng ta vận hành một ĐTTM trong thực tế. Kinh nghiệm này gồm 2 phần chính là kinh nghiệm quản lý đô thị và kinh nghiệm quản lý hệ thống công nghiệp gắn với đô thị đó.
- Nền công nghiệp bất động sản Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi: Đây là một chủ đề được rất nhiều chủ đầu tư phát triển bất động sản quan tâm. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản cao cấp, phân khúc có liên hệ gần gũi với ĐTTM. Điều này là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế số trong thời kỳ cách mạng 4.0 tại Việt Nam. Nền công nghiệp bất động sản của Việt Nam hiện nay có rất nhiều chủ đầu tư lớn và uy tín. Có thể kể ra như tập đoàn VinGroup, Novaland, Bitexco…Với uy tín đã tạo dựng trong lĩnh vực này, hy vọng trong thời gian tới sẽ có những sản phẩm bất động sản chiến lược theo xu thế phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam.
Đánh giá về những cơ hội và thách thức trong phát triển ĐTTM tại Việt Nam hiện nay, các chuyên gia cho biết, Việt Nam đã chủ động tiếp cận và định hướng phát triển đô thị thông minh từ khá sớm, bắt nhịp với các quốc gia trên thế giới; đã tích cực triển khai thực hiện chuyển đổi số; hạ tầng thông tin đã cơ bản được phủ sóng 4G; khả năng tiếp cận các dịch vụ về công nghệ thông tin và tỷ lệ sử dụng các thiết bị di động ở mức khá cao so với thế giới. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm về quy hoạch đô thị thông minh, quản lý đô thị thông minh, cung cấp các tiện ích thông minh và xây dựng cơ sở nền tảng và tăng cường tiềm lực thực hiện; cần xác định rõ bản chất của đô thị thông minh chính là sự liên kết, chia sẻ và tích hợp thông tin, phát triển theo chiều sâu, đổi mới cơ chế và thể chế.
Phát triển ĐTTM là câu chuyện mới bắt đầu ở Việt Nam và sẽ còn mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức. Tuy nhiên, không vì thế mà Việt Nam bỏ qua cơ hội này.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.