Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Do đó, việc sử dụng khoa học công nghệ hướng tới mục đích bảo vệ môi trường, khắc phục những tác động tiêu cực mà con người gây ra với môi trường luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Công nghệ xanh có thể là những ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng hoặc bất kỳ lĩnh vực nào mà vừa mang lại lợi ích kinh tế lại vừa có khả năng bảo vệ môi trường.
Công nghệ xanh mang lại rất nhiều những lợi ích đối với môi trường sống, cụ thể:
Làm sạch nước: Khan hiếm nước sạch không phải là tình trạng hiếm gặp ở các quốc gia. Việc áp dụng công nghệ xanh để lọc nước ô nhiễm thành nước sạch sẽ giúp cung cấp đầy đủ nguồn nước cho tất cả mọi người, tái tạo nguồn nước ô nhiễm vô cùng hiệu quả.
Thanh lọc không khí: Lượng Carbon thải ra mỗi ngày của con người vô cùng nhiều, đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng gây ra biến đổi khí hậu hàng năm. Lượng Carbon được hấp thụ bởi thực vật lại chỉ có một lượng nhất định; trong khi đó, rừng và các thảm thực vật đang dần bị phá hủy để phục vụ cho xây dựng. Năng lượng xanh được áp dụng giúp giảm lượng Carbon trong không khí và thanh lọc môi trường.
Tái chế: Công nghệ xanh được sử dụng để đốt rác thải, chất thải, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và còn giúp tái chế rác thải thành các sản phẩm thứ sinh có lợi ích trong cuộc sống hàng ngày: rác thải hữu cơ thành phân bón, chai nhựa thành quần áo, giày dép,...
Lợi ích của công nghệ xanh giúp bảo toàn năng lượng
Bảo toàn năng lượng: Xăng dầu, than đá, dầu mỏ,... đều là những tài nguyên có hạn, chúng đang dần cạn kiệt, rất khó có thể tái sinh. Chính vì vậy, việc chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sạch chính là cách để bảo toàn năng lượng, tiết kiệm chi phí sử dụng trong tương lai.
Phục hồi hệ sinh thái: Sử dụng công nghệ xanh giúp phục hồi hệ sinh thái, đảm bảo các loài thực vật, động vật không bị tuyệt chủng.
Tại Việt Nam hiện nay, công nghệ xanh còn được coi là động lực tạo sinh khí cho nền kinh tế. Việt Nam coi công nghệ sạch và năng lượng sạch là chìa khóa để giảm rác thải khí nhà kính xuống 8%, mục tiêu đến năm 2050 sẽ tiếp tục giảm thêm 1,5-2%. Hàng loạt các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam cũng đang tập trung vào dự án phát triển cộng đồng, năng lượng sạch, tái chế, nông nghiệp xanh… Việt Nam đang sở hữu công suất điện mặt trời hàng đầu khu vực. Lĩnh vực sản xuất ô tô điện cũng trở thành điểm sáng của thế giới, trở thành đối thủ cạnh tranh với tập đoàn hàng đầu. Trong nông nghiệp, hàng loạt các sản phẩm đạt tiêu chuẩn organic được thế giới ưa chuộng.
Chính vì nhiều lợi ích như trên mà công nghệ xanh đang ngày càng được áp dụng phổ biến và rộng rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới. Nó đang dần trở thành xu hướng trong cuộc sống hiện đại và hướng tới sự phát triển bền vững.
Phục hồi hệ sinh thái: Sử dụng công nghệ xanh giúp phục hồi hệ sinh thái, đảm bảo các loài thực vật, động vật không bị tuyệt chủng.
Tại Việt Nam hiện nay, công nghệ xanh còn được coi là động lực tạo sinh khí cho nền kinh tế. Việt Nam coi công nghệ sạch và năng lượng sạch là chìa khóa để giảm rác thải khí nhà kính xuống 8%, mục tiêu đến năm 2050 sẽ tiếp tục giảm thêm 1,5-2%. Hàng loạt các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam cũng đang tập trung vào dự án phát triển cộng đồng, năng lượng sạch, tái chế, nông nghiệp xanh… Việt Nam đang sở hữu công suất điện mặt trời hàng đầu khu vực. Lĩnh vực sản xuất ô tô điện cũng trở thành điểm sáng của thế giới, trở thành đối thủ cạnh tranh với tập đoàn hàng đầu. Trong nông nghiệp, hàng loạt các sản phẩm đạt tiêu chuẩn organic được thế giới ưa chuộng.
Chính vì nhiều lợi ích như trên mà công nghệ xanh đang ngày càng được áp dụng phổ biến và rộng rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới. Nó đang dần trở thành xu hướng trong cuộc sống hiện đại và hướng tới sự phát triển bền vững.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.