(0243) 943 9663 Địa chỉ: 39 Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chuyển đổi số nông nghiệp: Xu hướng thương mại và chi phí giao dịch

Chuyển đổi số nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh.
 

Xu hướng thương mại
Thương mại toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm đã thay đổi đáng kể trong hai thập kỷ qua do hậu quả của việc giảm thuế quan và chi phí thương mại - bất chấp sự tồn tại của một số biện pháp phi thuế quan - cộng với sự thay đổi bản chất của nhu cầu - trong chế độ ăn uống và mô hình tiêu dùng, chẳng hạn như nhu cầu đồ ăn đa dạng và sản phẩm tươi quanh năm. Môi trường chính sách quốc gia và quốc tế ngày càng phát triển cũng hỗ trợ sự gia tăng dòng chảy thương mại và những người mới tham gia vào thương mại quốc tế, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Hai xu hướng đặc biệt đáng chú ý là: sự gia tăng thương mại giữa các nước đang phát triển và sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.
Một số động lực của sự phát triển này trong dòng chảy thương mại trong lĩnh vực nông sản thực phẩm tương tự như trong lĩnh vực sản xuất; tuy nhiên, một số đặc điểm của ngành nông nghiệp và thực phẩm đã ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ tích hợp GVC. Điều này bao gồm chính sách nhạy cảm và môi trường thương mại, đặc biệt là sự khác biệt trong các ưu đãi liên quan đến chất lượng thực phẩm, an toàn thực phẩm và việc sử dụng các phương thức sản xuất nhất định giữa các quốc gia. Tuy nhiên, các chính sách và bối cảnh kinh tế mà lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm hoạt động đang có sự thay đổi nhanh chóng. Các cách tiếp cận đối với nông nghiệp và chính sách thương mại đã thay đổi các cuộc đàm phán đa phương, dẫn đến giảm thuế quan và hỗ trợ trong nước bị bóp méo theo thời gian. Về phía người tiêu dùng và khu vực tư nhân, những thay đổi do sự gia tăng dân số, đô thị hóa, chế độ ăn uống và sở thích của người tiêu dùng thay đổi, cũng như sự chuyển đổi cơ cấu trong thị trường bán lẻ.
Trong khi những yếu tố này đã hỗ trợ sự hội nhập của hệ thống lương thực toàn cầu và tác động đến các cách thức sản xuất, chế biến và buôn bán thực phẩm, lĩnh vực thương mại nông nghiệp và thực phẩm vẫn phải đối mặt với chi phí thương mại cao.
Xác định chi phí thương mại và tác động của công nghệ kỹ thuật số
Chi phí thương mại bao gồm tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình đưa hàng hóa đến tay người dùng cuối cùng ngoài chi phí cận biên của việc sản xuất hàng hóa đó. Những chi phí này bao gồm cả chi phí mà các thương nhân phải dự phòng trong quá trình chuyển đổi địa điểm và chi phí vận chuyển hàng hóa từ địa điểm sản xuất đến địa điểm tiêu thụ. Nó cũng bao gồm các biện pháp chính sách thương mại dưới dạng thuế quan, cũng như chi phí vận chuyển.
Mặc dù đây là những rào cản rất quan trọng đối với thương mại, tuy nhiên việc xác định chi phí thương mại và tác động của công nghệ kỹ thuật số tập chung chính vào một số loại chi phí khác liên quan đến việc tiếp cận thông tin và khám phá cách thức công nghệ kỹ thuật số và năng lực mới tạo và truyền dữ liệu tin cậy có thể giảm thiểu một số loại chi phí và các rào cản đối với thương mại nông nghiệp và thực phẩm, đặc biệt nhất là chi phí giao dịch. Trong bối cảnh này, những chi phí này thể hiện chi phí phát sinh trong việc tìm kiếm đối tác thương mại và giảm rủi ro thất bại. Chúng bao gồm chi phí nghiên cứu và sàng lọc các đối tác kinh doanh, đàm phán và thực hiện các hợp đồng, bao gồm cả việc giám sát và thực hiện. Chi phí giao dịch có thể phải bỏ ra rất lớn và thậm chí là nghiêm trọng nếu nguồn thông tin bất cân xứng hoặc thậm chí nếu thông tin không hoàn hảo, các chi phí tìm kiếm đối tác thương mại hoặc để có được thông tin cần thiết hoặc đảm bảo giảm rủi ro liên quan đến giao dịch có thể làm xói mòn hầu hết (nếu không phải tất cả) lợi nhuận từ thương mại.
Ngoài ra, những bên liên quan trong chuỗi cung ứng có thể có các ưu tiên và khuyến khích khác nhau. Điều này có thể được thấy ở kiểu ưu tiên phi liên kết. Trong trường hợp của các tác nhân cơ hội kinh tế, kiểu khuyến khích phi liên kết này có thể khiến các bên trong chuỗi cung ứng có hành động chống lại nhau để giành được phần giá trị gia tăng lớn hơn được tạo ra trong chuỗi, hơn là phối hợp với nhau để đạt được những mục tiêu chung.
Những hành vi này sẽ khiến cho các đối tác giao dịch với những thành phần cơ hội này sẽ phải trả giá đắt và rất có thể ngăn cản một giao dịch sinh lợi khác xảy ra. Mục tiêu của các quy định là giảm thiểu các thông tin không hoàn hảo và thông tin bất cân xứng, đồng thời tạo ra sự tin tưởng giữa các đối tác trong các giao dịch, ngay cả khi nếu có các ưu đãi gian lận. Những điều này thường được ghi trong luật bảo vệ người tiêu dùng và các quy định điều chỉnh các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Tuy nhiên, về bản chất, thương mại thường vượt qua các ranh giới pháp lý và do đó tiến hành một cuộc giao dịch hay chuẩn bị & thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết để đảm bảo cho các giao dịch xuyên biên giới hiện vẫn còn nhiều phiền toái, tốn thời gian và phát sinh các khoản chi phí cho cả khu vực công và tư nhân. Đặc biệt là sự di chuyển nhịp nhàng, nhanh chóng và đáng tin cậy của hàng hóa trên toàn chuỗi giá trị (người bán, các đơn vị/nhà tổng hợp hàng hóa địa phương, trung gian phân phối bán buôn và bán lẻ), và sự phối hợp giữa các dịch vụ hỗ trợ (dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa, ngân hàng, bảo hiểm) cũng như các cơ quan khu vực biên giới (hải quan, an ninh cửa khẩu…) không những rất quan trọng đối với việc giao thương/buôn bán các sản phẩm hàng hóa dễ bị hư hỏng mà còn trong cả hệ thống thương mại thông suốt.
Những chi phí này đều liên quan đến khu vực nông nghiệp và thực phẩm. Minh chứng là, hơn một nửa số doanh nghiệp dẫn đầu trong chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm đã xác định rằng việc chậm trễ hải quan, chi phí vận tải hàng hóa và chi phí logistics cao là những vấn đề thương mại chính khi giao dịch với các nhà cung cấp của các nước đang phát triển. Đặc biệt, các khoản chi phí thương mại này cũng có liên quan trong chuỗi giá trị toàn cầu bởi vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu của các nhà sản xuất sơ cấp (các nước đang phát triển nhanh), mà còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà nhập khẩu cần các sản phẩm trung gian này để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của họ.
Tiềm năng của công nghệ kỹ thuật số là sẽ làm giảm đi các chi phí thương mại này - từ chi phí liên quan đến việc xác định và đàm phán một thỏa thuận đến chứng minh sự tuân thủ các tiêu chuẩn và khả năng cung cấp các sản phẩm qua biên giới một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.

Tin tức liên quan khác

Đối tác
(0243) 943 9663