Chỉ số Đổi mới sáng tạo (ĐMST) - Global Innovation Index (viết tắt GII) là chỉ số đánh giá năng lực và kết quả đổi mới của các nền kinh tế thế giới do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), Đại học Cornell (Hoa Kỳ) và Viện INSEAD hợp tác thực hiện hàng năm từ năm 2009.
Chỉ số GII được đánh giá từ 84 tiêu chí chia thành nhóm các chỉ số đầu vào (Thể chế của nền kinh tế; Nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu; Kết cấu hạ tầng; Sự tinh tế của thị trường và doanh nghiệp) và nhóm các chỉ số đầu ra (Sản phẩm tri thức và công nghệ; Sản phẩm sáng tạo).
Năm 2021, theo báo cáo của WIPO, Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế trong bảng xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu. Việt Nam cũng là một trong 4 quốc gia có thu nhập trung bình thấp được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đánh giá là đang bắt kịp đà tăng chỉ số ĐMST của thế giới.
Chỉ số GII được đánh giá từ 84 tiêu chí chia thành nhóm các chỉ số đầu vào (Thể chế của nền kinh tế; Nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu; Kết cấu hạ tầng; Sự tinh tế của thị trường và doanh nghiệp) và nhóm các chỉ số đầu ra (Sản phẩm tri thức và công nghệ; Sản phẩm sáng tạo).
Năm 2021, theo báo cáo của WIPO, Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế trong bảng xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu. Việt Nam cũng là một trong 4 quốc gia có thu nhập trung bình thấp được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đánh giá là đang bắt kịp đà tăng chỉ số ĐMST của thế giới.
Hình 1. Xếp hạng chỉ số ĐMST toàn cầu của các nước thuộc khối ASEAN giai đoạn 2014-2021
(Nguồn dữ liệu: Global Innovation Index 2014-2021)
(Nguồn dữ liệu: Global Innovation Index 2014-2021)
Với những nỗ lực nhằm cải thiện chỉ số ĐMST, có thể thấy thứ hạng của Việt Nam hiện nay đã tăng nhiều so với giai đoạn 2014-2016. Trong các quốc gia xếp trên Việt Nam năm 2021, không có quốc gia nào ở mức thu nhập trung bình thấp như Việt Nam, chỉ có 5 quốc gia ở mức thu nhập trung bình cao (Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Bungari và Thổ Nhĩ Kỳ), còn lại đều là các quốcgia/nền kinh tế phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao.
Hình 2. Xếp hạng các nhóm chỉ số ĐSMT toàn cầu của Việt Nam giai đoạn 2016-2021
(Nguồn dữ liệu: Global Innovation Index 2016-2021)
(Nguồn dữ liệu: Global Innovation Index 2016-2021)
Năm 2021 cũng là năm đại dịch Covid-19 gây tác động nặng nề tới nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp, khiến khoảng 150.000 doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động. Có thể thấy các nhóm chỉ số ĐMST đầu vào và đầu ra trong năm 2021 đều sụt giảm hoặc giữ nguyên thứ hạng so với năm 2020, trừ nhóm chỉ số “Trình độ phát triển của thị trường” có sự gia tăng mạnh mẽ, từ thứ hạng 34 (năm 2020) lên vị trí 22.
Chỉ số Đổi mới sáng tạo chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề còn tồn tại, cơ hội và thách thức cho mỗi quốc gia. Từ đó, các quốc gia có điều chỉnh cũng như có các cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần có cái nhìn tổng thể về hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các trường đại học, viện nghiên cứu để tạo ra tri thức. Đồng thời tập trung vào doanh nghiệp để truyền tải tri thức vào phát triển kinh tế xã hội, qua đó có thể đổi mới đầu ra nhằm tiếp tục cải thiện, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.