(0243) 943 9663 Địa chỉ: 39 Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bản đồ sáng chế - Công cụ hữu ích để khai thác thông tin sáng chế

     Một nhà phân tích thực hiện phân tích bản đồ sáng chế (BĐSC) không chỉ đòi hỏi kiến thức về lĩnh vực cần phân tích mà còn cần kiến thức cơ bản và kinh nghiệm trong việc xử lý thông tin bằng sáng chế, bao gồm cách đọc bản mô tả sáng chế, cách truy cập vào thông tin bằng sáng chế và khả năng phân tích và trình bày thông tin sáng chế.
     Một số phương pháp phân tích bản đồ sáng chế:
     - Phương pháp phân tích định tính: Phân tích định tính được sử dụng để phân tích nội dung, chẳng hạn như nội dung kỹ thuật, của các bản mô tả sáng chế riêng lẻ và kết quả thường chứa số bằng sáng chế. Thông thường bản đồ sáng chế được trình bày dưới dạng minh họa, biểu đồ, cấu trúc cây, bẳng hoặc ma trận. Kết quả phân tích định tính hiếm khi được trình bày dưới dạng biểu đồ.
     - Phương pháp phân tích định lượng: Một phân tích định lượng liên quan đến việc hình thành một nhóm các bằng sáng chế như một nhóm sáng chế bố mẹ cho một loại bằng sáng chế cụ thể ngay từ đầu, và sau đó tiếp tục phân đoạn hoặc phân tầng các bằng sáng chế để phân tích định lượng chúng.
Phân tích định lượng sử dụng thông tin thư mục chứa trong các tài liệu sáng chế, bao gồm phân biệt tài liệu, số tài liệu, phân loại bằng sáng chế, quốc tịch của người nộp đơn, tên người nộp đơn, địa chỉ người nộp đơn, tên nhà phát minh, số phát minh, ...
     Tương tự như các phân tích định tính, một loạt các hình thức được sử dụng để trình bày các kết quả phân tích định lượng, bao gồm các hình minh họa, đồ thị, cấu trúc cây, ma trận, … Trong các hình thức này, đồ thị là hình thức cơ bản trình bày kết quả phân tích định lượng.
     - Phương pháp phân tích chỉ mục: Khi máy tính được sử dụng rộng rãi để phân tích thông tin sáng chế và như những hạn của việc sử dụng các thông tin như phân tích trích dẫn được loại bỏ, việc phân tích chỉ mục vị trí của công nghệ hoặc công ty đã trở nên khả thi. Kết quả phân tích chỉ mục được trình bày dưới dạng danh sách và đôi khi ở dạng đồ họa.

 
 
Một số dạng bản đồ sáng chế

     Trong các tài sản vô hình, bằng SC là một trong những tài sản quan trọng nhất. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), các công ty đầu tư vào tài sản vô hình liên quan đến hoạt động đổi mới sáng tạo nhiều tương đương với đầu tư vào máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng. Theo báo cáo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), có tới 90% - 95% các công nghệ mới trên thế giới được tìm thấy trong các bản mô tả sáng chế và 72% - 76% các công nghệ mới không được xuất hiện trong các tài liệu phi sáng chế. Một công ty có thể tiết kiệm tới 60% thời gian và 40% ngân sách đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển nếu có thể sử dụng các tài liệu sáng chế một cách hiệu quả.
     Theo thống kê của WIPO, số lượng đơn đăng ký sáng chế trên thế giới hiện nay là rất lớn (hơn 3,2 triệu đơn đăng ký mỗi năm) và có xu hướng tăng hàng năm. Các bản mô tả sáng chế có nhiều trường thông tin khác nhau và thường dài, nhiều thuật ngữ kỹ thuật, pháp lý nên khó đọc và phân tích đối với những người không chuyên. Bản đồ sáng chế bao quát toàn cảnh sáng chế, thu thập thông tin sáng chế cho một mục đích sử dụng cụ thể, lắp ráp, phân tích và mô tả dưới dạng biểu diễn trực quan như đồ thị, biểu đồ, hoặc bảng. Từ đó, người dùng có thể tìm kiếm, khai thác thông tin sáng chế một cách hữu ích đồng thời tổng hợp thông tin sáng chế trong các ngành, lĩnh vực nhằm đưa ra thông tin về xu hướng công nghệ, thị trường giúp các doanh nghiệp cũng như các quốc gia làm căn cứ để hoạch định chính sách cho mình.
Nguồn: Văn phòng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ./.

Tin tức liên quan khác

Đối tác
(0243) 943 9663