(0243) 943 9663 Địa chỉ: 39 Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Nghiên cứu thử nghiệm máy bay không người lái UAV để chụp ảnh địa mạo, thổ nhưỡng...

Tây Nguyên có vị trí địa lý và chính trị hết sức quan trọng của cả nước. Đây cũng là vùng sinh thái giàu tài nguyên – khoáng sản và cũng là vùng đa dạng văn hóa với 47 dân tộc khác nhau. Yêu cầu về chụp ảnh độ phân giải cao từ trên cao khu vực Tây Nguyên để phục vụ nghiên cứu và phân tích tác động của môi trường, hiện trạng địa lý – địa chất, cảnh bảo sớm các nguy cơ thiên tai là hết sức cần thiết. Đặc biệt trong các vùng có địa hình phức tạp, tài nguyên thiên nhiên đa dạng. TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) có tính chất đặc thù trên và đang có nhu cầu cấp thiết ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán.

 

Ở Việt Nam, Ngày 03/05/2013 Viện Công nghệ Không gian – HTI đã chế tạo và tiến hành bay thử thành công 02 trong tổng số 05 mẫu máy bay không người lái dưới sự chứng kiến của các nhà khoa học. Những thử nghiệm thành công ở vùng đồng bằng, máy bay không người lái cho thấy có thể đáp ứng nhu cầu của Tây Nguyên. Vì những lý do đó, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, BCN Chương trình Tây Nguyên 3 giao Liên hiệp KHSX Công nghệ cao Viễn thông tin học HTI thực hiện nhiệm vụ: “Nghiên cứu thử nghiệm máy bay không người lái UAV để chụp ảnh địa mạo thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng mặt nước khu vực thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và các vùng phụ cận phục vụ bảo vệ môi trường”, mã số TN3/NV02 do TS.Phạm Ngọc Lãng làm chủ nhiệm.

Trên cơ sở mục tiêu chính, nhiệm vụ đã thu được những kết quả sau:

Về kết quả phục vụ nghiên cứu địa mạo-thổ nhưỡng: Nghiên cứu các đặc điểm bên ngoài của địa hình (điều kiện, vị trí, định hướng, kích thước và các vấn đề khác), nguồn gốc của những dạng và những kiểu địa hình riêng biệt, đặc điểm phát triển của những dạng và kiểu địa hình riêng biệt, ảnh hưởng địa chất của các yếu tố thành tạo địa hình đến các dạng thành tạo và các kiểu địa hình, sự phân bố địa lý của các yếu tố riêng biệt cũng như những kiểu địa hình trong phạm vi khu vực và địa phương liên quan đến sự phân vùng khí hậu.

Ảnh được ghép từ hàng chục bức ảnh thu từ camera đặt trên máy bay AV.UAV.S2 chụp tại khu vực Lạc Dương. 

Về kết quả phục vụ nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất: Thấy rõ các đối tượng, hiện trạng sử dụng đất một cách rõ nét, các khoảnh ruộng, ao hồ, kênh rạch, nhà dân...đều nhận biết một cách rõ nhất, xác định bề mặt hiện tại đang canh tác loại cây gì, từ đó có thể tính toán được diện tích của từng khoảnh, từng đối tượng một cách chi tiết nhất, kết quả ảnh rõ nét, có thể dễ dàng nhận biết các đối tượng trong ảnh, ảnh được chụp liên tục khi bay qua vùng nghiên cứu nên chỉ cần ghép các ảnh lại là được một vùng rộng lớn phục vụ nghiên cứu, ảnh màu nên nhận biết được từng loại cây, nhà dân, từng thửa ruộng và nhận biết hiện trạng của từng loại đối tượng trong ảnh. Từ đó, có thể cập nhật ngay hiện trạng sử dụng đất khi bị thay đổi hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng nhanh nhất và chính xác nhất.

Ảnh khu vực dân cư và đất canh tác chè khu vực Đà Lạt

Về kết quả phục vụ nghiên cứu hiện trạng mặt nước: Ảnh chụp mặt nước các hồ rõ nét, nhìn thấy được hiện trạng mặt nước của các hồ thời điểm hiện tại, có thể nhận biết hiện trạng của các vùng ven hồ nước, từ đó có thể xác định các nguồn có thể gây ô nhiễm cho hồ, có thể đánh giá sơ bộ được chất lượng nước hồ qua các ảnh mà máy bay không người lái chụp được và số liệu quan trắc môi trường nước.

Ảnh chụp mặt nước ven khu dân cư tại hồ Xuân Hương

Sau hơn 1 năm thực hiện, ngày 07/05/2015, Hội đồng nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm KHCNVN đánh giá  nhiệm vụ đã thực hiện đầy đủ theo đúng yêu cầu của hợp đồng đã ký, mặc dù với nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng nhiệm vụ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, hội đồng đánh giá cao sự cố gắng trong quá trình thực hiện của chủ nhiệm đề tài và các thành viên và đánh giá nhiệm vụ đạt loại Khá.

Theo VHLKHCNVN

 


Năm 2015 liên quan khác

Đối tác
(0243) 943 9663