Sáng ngày 5 tháng 7 năm 2017, đoàn cán bộ của Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ tham dự triển lãm và hội thảo quốc tế lần thứ 15 về máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại thuộc chuỗi sự kiện MTA VIETNAM 2017 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn, số 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Hồ Chí Minh.
Ảnh: Hà Thương
Triển lãm quy tụ hơn 420 doanh nghiệp đến từ 24 quốc gia trên thế giới, trong đó có 13 gian hàng quốc tế đến từ Đài Loan, Đức, Hàn Quốc, Nhật, Singapore và Thái Lan. Một số thương hiệu nổi bật tham dự không thể không nhắc đến là: Amada, Bystronic, Blum, Hwacheon, Nikon, YG-1, Mitsubishi Electric...và nhiều doanh nghiệp khác.
Nhóm gian hàng của Đức tiêu biểu với những đơn vị tiên phòng trong lĩnh vực ngành máy công cụ và gia công kim loại như Guehring, Knuth, Trumpf, Zoller...Gian hàng của Nhật Bản có nhiều trang thiết bị, máy công cụ và giải pháp tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng cho ngành sản xuất cơ khí tại Việt Nam, với các thương hiệu như: Enomoto, Fuji Tool, Nakano...Một trong số các quốc gia có số lượng gian hàng nhiều nhất tại triển lãm năm nay là Hàn Quốc, với hơn 40 doanh nghiệp: Dragon Precision, Hangzhou Donghua, Jin Young, Widnin...
Ảnh: Hà Thương
Ảnh: Hà Thương
Ảnh: Hà Thương
Ảnh: Hà Thương
Các gian hàng quốc tế được dẫn dắt bởi các tổ chức thương mại và công nghiệp hàng đầu, qua đó giới thiệu với khách tham quan các trang thiết bị công nghệ và giải pháp sản xuất hiện đại. Đại diện Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ chia sẻ sau khi tham quan triển lãm: "Thị trường Việt Nam hiện nay mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài, hứa hẹn nâng cao tỉ lệ cung ứng nội địa, điểm đến lý tưởng để các đơn vị cung ứng và khách mua hàng giao lưu kết nối, trao đổi công nghệ."
Buổi chiều, đoàn cán bộ Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ tham dự hội thảo" Industry 4.0 ở Việt Nam
- Bức tranh và thực tế" của Trung tâm Nghiên cứu kỹ thuật đa ngành (Meslab) tổ chức.
Ths. Nguyễn Thọ Khôi trình bày tại hội thảo.
Các vấn đề chính được chia sẻ tại hội thảo gồm có: Áp dụng công nghệ PLM vào quy trình quản lý, sản xuất: trường hợp sản xuất khuôn mẫu; Tối ưu hóa quá trình đúc với giải pháp mô phỏng; Giải pháp của Autodesk về thực tế ảo và thực tế tăng cường ứng dụng trong thiết kế và sản xuất.;.
TS. Phạm Ngọc Hiếu, Phụ trách Trung tâm Mô phỏng và Thiết kế công nghệ, Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ chia sẻ: "Nội dung hội thảo tập trung vào những xu hướng và vấn đề nóng bỏng mà ngành công nghiệp sản xuất Việt Nam hiện đang đối mặt, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Qua những bài chia sẻ và những đánh giá cụ thể về bản chất, ảnh hưởng của cuộc cách mạng trên đối với nền kinh tế Việt Nam, các đơn vị đã có sự chuẩn bị tốt nhất để bước vào kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp 4.0."