Ngày 29/12/2021, Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ (Viện SCCN) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và xây dựng phương hướng nhiệm vụ năm 2022. Tham dự Hội nghị tổng kết có TS. Nguyễn Trọng Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ và toàn thể cán bộ viên chức và người lao động hiện đang công tác tại Viện.
Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ
năm 2022 của Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ (Ảnh: Nguyễn Thu)
năm 2022 của Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ (Ảnh: Nguyễn Thu)
Phát biểu tại Hội nghị, TS. Nguyễn Trọng Hiếu đánh giá năm 2021, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ đã nỗ lực hoàn thành tốt kế hoạch công tác năm trên tất cả các mặt: công tác nghiên cứu, công tác tổ chức, đào tạo cán bộ, công tác kế hoạch tài chính, công tác văn thư lưu trữ, công tác thi đua, khen thưởng... Với mục tiêu hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo, Viện SCCN đã nghiên cứu khai thác và phân tích dữ liệu sáng chế theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân. Tính đến tháng 12/2021, Viện SCCN đã cung cấp được hơn 500 sáng chế, thông tin sáng chế chọn lọc cho khoảng 20 lượt doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, để phục vụ các hoạt động nghiên cứu và phát triển điển hình như công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn, công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông... Bên cạnh đó, Viện SCCN cũng nghiên cứu phát triển thành công cụ phân tích và lập bản đồ sáng chế giúp cho tổ chức, doanh nghiệp tránh được nghiên cứu trùng lặp, rút ngắn thời gian nghiên cứu và nghiên cứu những vấn đề mà thị trường đang đòi hỏi. Với công cụ này, Viện SCCN đã bước đầu có những đặt hàng phân tích từ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam- Hàn Quốc, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hoà Lạc và một số tập đoàn lớn khác.
Viện SCCN cũng đã nghiên cứu giải mã và ứng dụng các bí quyết công nghệ từ các sáng chế để phát triển các sản phẩm mới cho doanh nghiệp, địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Viện SCCN đã thiết kế, chế tạo và chuyển giao thành công Lò sấy thuốc là không dùng củi đốt theo đặt hàng của tỉnh Gia Lai nhằm hạn chế nạn chặt phá rừng và bảo vệ môi trường; phát triển thành công máy rải phân vi sinh phục vụ nông dân tại các tỉnh phía Bắc..
Ngoài ra, Viện SCCN cũng chủ động khảo sát, đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề xuất phát từ nhu cầu thực tế của các địa phương. Qua đó, Viện đã nhận được đặt hàng thực hiện một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai… Hiện nay, Viện SCCN đã và đang triển khai 15 nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu các cấp. Các kết quả nghiên cứu của Viện đã được tiến hành đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích hoặc công bố trên các hội thảo, ấn phấm uy tín trong nước và quốc tế như ”Future Data and Security Engineering” của nhà xuất bản Springer hay hội thảo AUN/SEED-Net Joint Reginal Conference in Transportation, Energy and Mechanical Manufacturing Engineering – RCTEMME2021.
Viện SCCN đã tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo dưới hình thức trực tuyến để thúc đẩy kết nối giữa các nhà sáng chế, doanh nghiệp, nhà đầu tư, trường đại học, các tổ chức khoa học và công nghệ. Viện SCCN cũng đã tư vấn thương mại hóa sáng chế trực tiếp cho 03 tổ chức, cá nhân sở hữu bằng sáng chế. Viện đã thực hiện một số nhiệm vụ phục vụ Đổi mới sáng tạo như: Tham gia và trở thành thành viên trong Làng sáng chế và Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo do Hội Sáng chế Việt Nam thành lập; phối hợp cùng các đơn vị tổ chức “Cuộc thi giải pháp thương mại hoá sáng chế” và “Vinh danh ngôi sao sáng chế IPSTAR 2021”, cán bộ Viện cũng tham gia làm giám khảo cuộc thi “Sáng tạo trẻ Bách khoa” (vòng thi Chung kết) và tham gia tư vấn, hỗ trợ các nhóm nghiên cứu trong cuộc thi cải thiện công nghệ, ý tưởng, sản phẩm của mình; định hướng các nhóm trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các ý tưởng, sản phẩm và thương mại hóa các ý tưởng, sản phẩm này.
Trong năm 2022, Viện SCCN tiếp tục đẩy mạnh triển khai mảng dịch vụ liên quan tới nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp giúp tạo ra doanh thu và thông qua đó Viện SCCN có thể tuyển dụng thêm người lao động do Viện tự chi trả lương, đáp ứng khối lượng công việc ngày càng tăng của đơn vị.
Thay mặt tập thể Lãnh đạo, viên chức và người lao động hiện đang công tác tại Viện, TS. Nguyễn Trọng Hiếu đã cảm ơn sự chỉ đạo kịp thời của Ban Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ và sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các đơn vị tuộc Bộ, đồng thời TS. Nguyễn Trọng Hiếu rất smong Viện SCCN sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp đối với Viện trong giai đoạn tiếp theo./.
Viện SCCN cũng đã nghiên cứu giải mã và ứng dụng các bí quyết công nghệ từ các sáng chế để phát triển các sản phẩm mới cho doanh nghiệp, địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Viện SCCN đã thiết kế, chế tạo và chuyển giao thành công Lò sấy thuốc là không dùng củi đốt theo đặt hàng của tỉnh Gia Lai nhằm hạn chế nạn chặt phá rừng và bảo vệ môi trường; phát triển thành công máy rải phân vi sinh phục vụ nông dân tại các tỉnh phía Bắc..
Ngoài ra, Viện SCCN cũng chủ động khảo sát, đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề xuất phát từ nhu cầu thực tế của các địa phương. Qua đó, Viện đã nhận được đặt hàng thực hiện một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai… Hiện nay, Viện SCCN đã và đang triển khai 15 nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu các cấp. Các kết quả nghiên cứu của Viện đã được tiến hành đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích hoặc công bố trên các hội thảo, ấn phấm uy tín trong nước và quốc tế như ”Future Data and Security Engineering” của nhà xuất bản Springer hay hội thảo AUN/SEED-Net Joint Reginal Conference in Transportation, Energy and Mechanical Manufacturing Engineering – RCTEMME2021.
Viện SCCN đã tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo dưới hình thức trực tuyến để thúc đẩy kết nối giữa các nhà sáng chế, doanh nghiệp, nhà đầu tư, trường đại học, các tổ chức khoa học và công nghệ. Viện SCCN cũng đã tư vấn thương mại hóa sáng chế trực tiếp cho 03 tổ chức, cá nhân sở hữu bằng sáng chế. Viện đã thực hiện một số nhiệm vụ phục vụ Đổi mới sáng tạo như: Tham gia và trở thành thành viên trong Làng sáng chế và Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo do Hội Sáng chế Việt Nam thành lập; phối hợp cùng các đơn vị tổ chức “Cuộc thi giải pháp thương mại hoá sáng chế” và “Vinh danh ngôi sao sáng chế IPSTAR 2021”, cán bộ Viện cũng tham gia làm giám khảo cuộc thi “Sáng tạo trẻ Bách khoa” (vòng thi Chung kết) và tham gia tư vấn, hỗ trợ các nhóm nghiên cứu trong cuộc thi cải thiện công nghệ, ý tưởng, sản phẩm của mình; định hướng các nhóm trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các ý tưởng, sản phẩm và thương mại hóa các ý tưởng, sản phẩm này.
Trong năm 2022, Viện SCCN tiếp tục đẩy mạnh triển khai mảng dịch vụ liên quan tới nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp giúp tạo ra doanh thu và thông qua đó Viện SCCN có thể tuyển dụng thêm người lao động do Viện tự chi trả lương, đáp ứng khối lượng công việc ngày càng tăng của đơn vị.
Thay mặt tập thể Lãnh đạo, viên chức và người lao động hiện đang công tác tại Viện, TS. Nguyễn Trọng Hiếu đã cảm ơn sự chỉ đạo kịp thời của Ban Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ và sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các đơn vị tuộc Bộ, đồng thời TS. Nguyễn Trọng Hiếu rất smong Viện SCCN sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp đối với Viện trong giai đoạn tiếp theo./.